Trĩ là một trong những căn bệnh phổ biến về hậu môn – trực tràng gây ra rất nhiều ám ảnh cho người bệnh. Không chỉ làm ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống mà bệnh trĩ còn có thể dẫn đến ung thư hậu môn nếu không được điều trị hiệu quả. Vậy bệnh trĩ là gì? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn đọc thông tin tổng quan về căn bệnh này để phòng ngừa, điều trị bệnh hiệu quả.
Bệnh trĩ là gì?
Trong dân gian, bệnh trĩ còn được là gọi là bệnh lòi dom. Đây là dạng tổn thương tĩnh mạch hậu môn khiến cấu trúc của ống hậu môn bị biến đổi. Gây ra tình trạng phù nề, xung huyết, sa búi trĩ, chảy máu đại tiện,…
Dựa vào vị trí xuất hiện của búi trĩ, bệnh được chia thành 2 dạng là trĩ nội và trĩ ngoại. Bệnh có thể xảy ra ở cả hai giới tính trong mọi lứa tuổi. Nếu không được can thiệp y tế kịp thời có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết và hoại tử hậu môn.
Nguyên nhân bị trĩ
Trĩ là bệnh lý hình thành do sự căng giãn quá mức của tĩnh mạch hậu môn dẫn đến xung huyết. Vì vậy, tất cả những yếu tố tác động hoặc gia tăng áp lực lên thành hậu môn đều là nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ.
Cụ thể, bệnh trĩ xảy ra do:
Táo bón kinh niên hoặc tiêu chảy kéo dài
Rối loạn tiêu hóa khiến người bệnh phải rặn mạnh khi đại tiện. Khiến tĩnh mạch hậu môn phải phình giãn để đẩy phân ra ngoài. Từ đó gây phù nề tĩnh mạch, tạo ra các búi trĩ quanh hậu môn.
Yếu tố cân nặng
Trong quá trình phát triển, khung xương chậu của cơ thể người sẽ tương xứng với trọng lượng cơ thể tạo ra sự cân bằng. Khi bị thừa cân, béo phì sẽ khiến trọng lượng cơ thể đổ dồn lên khung chậu. Tạo áp lực gián tiếp lên thành hậu môn – trực tràng và hình thành nên búi trĩ.
Tính chất công việc
Những người làm các công việc mang tính đặc thù, thường xuyên phải ngồi hoặc đứng lâu một chỗ là nguyên nhân tĩnh mạch hậu môn phải chịu áp lực quá lớn. Vì vậy, đặc thù công việc cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ mà mọi người cần lưu ý.
Yếu tố tuổi tác
Tuổi càng cao, cấu trúc tế bào, dây chằng, tĩnh mạch hậu môn càng trở nên lỏng lẻo và mất đi khả năng đàn hồi tự nhiên. Đến một thời điểm nào đó tình trạng tổn thương của bộ phận này sẽ vượt quá giới hạn và hình thành nên búi trĩ.
Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học
Ăn ít chất xơ, chế độ dinh dưỡng không khoa học dẫn đến táo bón kinh niên khiến mọi người phải rặn đại tiện để tống thải phân ra ngoài. Gây áp lực nặng nề lên ống hậu môn. Đây chính là một trong những thủ phạm điển hình nhất gây ra bệnh trĩ.
Dấu hiệu bệnh trĩ
Bệnh trĩ thường được chia thành 2 dạng là trĩ nội và trĩ ngoại. Tuy nhiên triệu chứng bệnh cũng có nét tương đồng nhau và được chia thành 4 cấp độ dựa vào mức độ tổn thương do búi trĩ gây ra.
Theo đó, các dấu hiệu thường gặp của bệnh trĩ gồm:
Ngứa ngáy, đau rát hậu môn
Triệu chứng này thường xuất hiện ở bệnh trĩ cấp độ nhẹ. Búi trĩ bắt đầu hình thành gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và vướng víu ở hậu môn. Ở giai đoạn này bệnh chưa làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nên ít khi được phát hiện sớm.
Đại tiện khó
Sự xuất hiện của búi trĩ khiến diện tích ống hậu môn bị thu hẹp lại. Vì vậy quá trình di chuyển của chất thải từ trực tràng ra ngoài gặp nhiều khó khăn hơn. Người bệnh thường phải dùng sức rặn mạnh thì phân mới có thể thoát ra ngoài.
Đại tiện ra máu
Đại tiện ra máu là triệu chứng của bệnh trĩ khi đã chuyển sang giai đoạn nặng. Búi trĩ có kích thước lớn và cọ xát vào thành hậu môn. Khi chất thải đi qua sẽ xảy ra tình trạng chèn ép khiến búi trĩ bị vỡ. Vì vậy, người bệnh sẽ bị chảy máu khi đại tiện. Lượng máu có thể ít hoặc nhiều tùy theo cấp độ bệnh.
Búi trĩ sa ra ngoài hậu môn
Dấu hiệu này thường xảy ra khi bệnh trĩ chuyển sang giai đoạn 3 hoặc giai đoạn 4. Lúc này búi trĩ đã có kích thước lớn, sa hẳn ra ngoài hậu môn. Một số trường hợp có thể dùng tay ấn búi trĩ vào trong. Khi bệnh trĩ chuyển sang giai đoạn cuối sẽ mất khả năng đàn hồi. Không thể ấn trở lại hậu môn như ban đầu.
Hình ảnh bệnh trĩ
Hình ảnh phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại
Các mức độ của bệnh trĩ
Bệnh trĩ có nguy hiểm không?
Trĩ là dạng tổn thương rất nguy hiểm về hậu môn, trực tràng. Những biến chứng khó lường bệnh có thể gây ra nếu không được điều trị kịp thời gồm:
Tắc mạch búi trĩ
Đây là tình trạng búi trĩ đã hình thành nên các cục máu đông. Cản trở trực tiếp đến quá trình lưu thông máu. Từ đó khiến cấu trúc thành hậu môn bị thiếu hụt chất dinh dưỡng và có thể dẫn đến hoại tử.
Sa nghẹt búi trĩ
Kích thước búi trĩ sẽ không ngừng tăng lên theo mức độ của bệnh. Búi trĩ liên tục chèn ép và cản trở đường đi của phân khi người bệnh đại tiện. Vì vậy bạn sẽ gặp phải tình trạng đau rát dữ dội trong quá trình đại tiện. Làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.
Thiếu máu
Từ cấp độ 3 trở đi, bệnh trĩ bắt đầu gây ra hiện tượng chảy máu búi trĩ. Vì vậy người bệnh sẽ dần rơi vào tình trạng thiếu máu do máu liên tục bị mất đi sau mỗi lần đại tiện.
Điều này khiến bệnh nhân rơi vào trạng thái suy nhược, sụt cân, hoa mắt, chóng mặt, thậm chí có thể ngất xỉu. Rất nguy hiểm nếu biến chứng này xảy ra khi người bệnh đang ngồi làm việc trên cao hoặc đang lưu thông trên đường.
Rối loạn chức năng co thắt của hậu môn
Sự căng giãn quá mức của tĩnh mạch khiến cơ trơn hậu môn dần bị rối loạn chức năng hoạt động. Từ đó khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong việc đại tiện, tiểu tiện. Thậm chí có thể gây ra tình trạng đại tiện mất tự chủ. Làm ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý và cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.
Hoại tử búi trĩ
Búi trĩ bị vỡ gây chảy máu sẽ tạo ra vết thương hở. Trong khi đó, hậu môn là con đường duy nhất để tống thải phân ra ngoài. Do đó, bệnh trĩ sẽ gây ra tình trạng hoại tử búi trĩ, áp xe hậu môn, nhiễm trùng huyết khi phân cọ xát vào búi trĩ gây ra hiện tượng nhiễm trùng. Người bệnh có thể phải đối mặt với nguy cơ tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Bệnh trĩ có tự khỏi được không?
Bất kỳ một căn bệnh nào cũng không thể tự khỏi nếu không được can thiệp điều trị bằng y học. Với một căn bệnh nguy hiểm như trĩ lại càng không thể tự khỏi nếu không được phát hiện sớm và có phương pháp can thiệp đúng đắn.
Chính vì vậy, ngay khi nhận thấy triệu chứng hoặc nghi ngờ có các dấu hiệu của bệnh trĩ thì mọi người nên chủ động điều trị sớm. Nếu tổn thương búi trĩ gây ra chưa quá nghiêm trọng thì việc điều trị sẽ khá đơn giản và không quá tốn kém, hiệu quả chữa trị cũng đạt được tín hiệu tích cực hơn nhiều so với việc điều trị bệnh ở giai đoạn muộn.
Điều trị bệnh trĩ
Những biện pháp điều trị bệnh trĩ phổ biến hiện nay gồm:
Điều trị nội khoa
Điều trị bệnh trĩ theo phương pháp nội khoa là việc dùng thuốc Tây theo đơn của bác sĩ đưa ra. Tùy vào tình trạng tổn thương của mỗi người mà bệnh sẽ được điều trị bằng các loại thuốc đặc trị khác nhau.
Thuốc chữa bệnh trĩ thường là thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh dạng uống và các loại thuốc bôi tại chỗ. Ngoài ra, bệnh nhân cũng sẽ được kê đơn thêm thuốc làm bền thành mạch, thuốc chống viêm, thuốc nhuận tràng… Nhằm tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa nguy cơ bội nhiễm búi trĩ.
Mặc dù dùng thuốc Tây chữa bệnh trĩ là phương pháp đơn giản, dễ sử dụng nhưng có thể gây ra một số tác dụng phụ như: Buồn nôn, nôn mửa, khô miệng, phát ban, suy gan, viêm loét dạ dày,…. Do đó, người bệnh không nên tự ý mua thuốc điều trị tại nhà khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ.
Ngâm rửa hậu môn
Đây là phương pháp điều trị tại nhà được áp dụng với các trường hợp bệnh trĩ mức độ nhẹ.
Người bệnh rửa sạch hậu môn rồi ngâm rửa với nước muối ấm trong khoảng 20 phút. Mỗi ngày thực hiện phương pháp này 2 – 3 lần. Sau khoảng 7 – 10 ngày bạn sẽ nhận thấy triệu chứng ngứa rát hậu môn được cải thiện đáng kể.
Chườm lạnh hậu môn
Chườm lạnh hậu môn là cách tận dụng nhiệt lạnh làm co búi trĩ, giảm triệu chứng sưng viêm, phù nề hậu môn. Mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu cho người bệnh sinh hoạt, làm việc dễ dàng hơn.
Người bệnh rửa sạch hậu môn rồi lấy túi nước đá chườm lên búi trĩ. Cứ chườm 2 – 3 phút, nghỉ ngắt quãng một lát rồi lại chườm hậu môn như lần đầu. Thực hiện phương pháp đều đặn 2 – 3 lần mỗi ngày để đạt được kết quả tốt nhất.
Chữa bệnh trĩ bằng mẹo dân gian
Trong kho tàng dược liệu dân gian của người Việt lưu truyền hàng trăm bài thuốc chữa bệnh trĩ bằng các loại cây thuốc nam quanh vườn nhà. Với đặc điểm lành ít, dễ thực hiện, chi phí thấp, ít tác dụng phụ, mẹo dân gian được áp dụng khá phổ biến trong việc điều trị bệnh trĩ mức độ nhẹ.
Chữa bệnh trĩ bằng lá cúc tần
Theo Đông y, lá cúc tần có tính mát, hơi đắng, vị ngọt. Có công dụng tiêu độc, giải cảm, giáng hỏa, tán phong nhiệt hiệu quả. Vì vậy, loại cây mọc dại này trở thành vị thuốc quý trong Đông y, có thể chữa nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó có bệnh trĩ.
Cách thực hiện như sau:
- Người bệnh rửa sạch một nắm lá cúc tần và một nắm lá sung rồi giã nhuyễn
- Rửa sạch hậu môn sau đó đắp nguyên liệu lên hậu môn. Cố định lại trong khoảng 30 phút
- Gỡ nguyên liệu ra, rửa lại hậu môn bằng nước ấm
- Mỗi ngày áp dụng bài thuốc 2 lần để sớm đạt được kết quả điều trị
Chữa bệnh trĩ bằng lá ngải cứu
Lá ngải cứu là một vị thuốc nam có công dụng kháng khuẩn, giảm đau, tăng cường lưu thông máu rất tốt. Trong điều trị bệnh trĩ, lá ngải cứu có tác dụng làm co mạch, thu nhỏ kích thước búi trĩ, giảm đau và chống viêm một cách an toàn. Vì vậy, chữa bệnh trĩ bằng lá ngải cứu cũng là cách làm phổ biến trong dân gian.
Cách thực hiện:
- Người bệnh rửa sạch 100g lá lốt tươi sau đó giã nát với 1 thìa cà phê muối trắng
- Vệ sinh sạch sẽ hậu môn sau đó đắp trực tiếp hỗn hợp lên búi trĩ. Để nguyên như vậy trong khoảng 20 phút sau đó gỡ bỏ nguyên liệu
- Rửa lại hậu môn với nước sạch, lau khô rồi mặc lại quần áo
- Kiên trì thực hiện bài thuốc đều đặn hàng ngày để đạt được kết quả tốt nhất
Chữa bệnh trĩ bằng lá sung
Trong dân gian, lá sung được biết đến là một vị dược liệu quý có tác dụng chống viêm, làm lành tổn thương, sát khuẩn và co mạch rất hiệu quả. Vì vậy, dân gian thường lấy lá sung để chữa bệnh trĩ cấp độ nhẹ với cách thực hiện như sau:
- Rửa sạch một nắm lá cúc tần, lá sung, lá ngải cứu rồi đun sôi với 1.5 lít nước
- Tiếp tục cho một củ nghệ đã đã nát và vài hạt muối trắng vào hỗn hợp. Đun sôi thêm khoản 3 phút thì tắt bếp
- Đợi hỗn hợp nguội xuống còn khoảng 40 độ, dùng nước này để ngâm rửa hậu môn (vệ sinh sạch sẽ hậu môn trước khi thực hiện)
- Kiên trì áp dụng bài thuốc đều đặn trong khoảng 30 ngày, các triệu chứng khó chịu của bệnh trĩ sẽ được cải thiện đáng kể.
Phẫu thuật
Phương pháp này được thực hiện khi búi trĩ đã phát triển sang giai đoạn nghiêm trọng. Hoặc việc can thiệp bằng thuốc Tây và các mẹo dân gian đều thất bại.
Tùy vào tình hình cụ thể, người bệnh sẽ được tư vấn, chỉ định phương pháp phẫu thuật khác nhau. Phẫu thuật giúp loại bỏ nhanh tổn thương do búi trĩ gây ra nhưng chi phí thực hiện khá cao và có thể gây nhiễm trùng nếu quá trình thực hiện không đảm bảo an toàn.
Cách phòng bệnh trĩ
Trĩ là căn bệnh rất phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, có rất nhiều cách để chúng ta có thể phòng ngừa bệnh hiệu quả. Để hạn chế thấp nhất nguy cơ mắc bệnh, bạn chỉ cần thực hiện tốt một số vấn đề sau:
- Tích cực bổ sung rau xanh, hoa quả, thực phẩm giàu chất xơ vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày
- Uống từ đủ ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. Nên uống thêm nước ép rau củ, nước ép trái cây để tăng cường sức đề kháng và giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn
- Tránh ngồi lâu hoặc đứng lâu ở một tư thế. Hãy chia nhỏ khối lượng công việc và nghỉ giữa giờ, đi lại, vận động cơ thể thường xuyên để tránh gây áp lực lên hậu môn
- Hạn chế sử dụng rượu bia và chất kích thích
- Tích cực tham gia các hoạt động thể dục thể thao, tăng cường sức mạnh cơ bắp và giảm áp lực lên hậu môn. Giúp phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả.
Qua bài viết trên đây có thể thấy, trĩ là bệnh rất điển hình về hậu môn trực tràng. Có thể gây ra không ít hậu quả nguy hại cho sức khỏe nhưng chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa bệnh nếu xây dựng được lối sống lành mạnh, khoa học. Hy vọng với những thông tin chia sẻ sẻ trên đây đã đem đến cho bạn đọc thêm nhiều kiến thức hữu ích.