Home » Lưng » Giãn dây chằng lưng có nguy hiểm không? Bao lâu thì khỏi?

Giãn dây chằng lưng có nguy hiểm không? Bao lâu thì khỏi?

Giãn dây chằng lưng là hiện tượng thường gặp đối với nhiều đối tượng khác nhau. Công việc, các hoạt động sinh hoạt thường ngày hoặc bệnh lý liên quan đến cột sống, thắt lưng đều có thể làm ảnh hưởng đến dây chằng. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách xử lý khi bị giãn dây chằng lưng, hãy theo dõi bài viết dưới đây. 

Nguyên nhân gây giãn dây chằng lưng

Dây chằng thắt lưng là các sợi liên kết dày đặc ở vùng lưng, có nhiệm vụ bảo vệ, kết nối và cố định các khớp xương và các đốt sống lưng. Hiện tượng giãn dây chằng xảy ra khi các sợi liên kết này bị kéo giãn do hoạt động hoặc tổn thương nào đó. Một số nguyên nhân phổ biến dễ gây ra tình trạng này có thể kể đến dưới đây:

Do lão hóa tự nhiên

Tuổi tác là yếu tố hàng đầu gây nên các vấn đề về xương khớp, dây chằng. Đến một độ tuổi nhất định (thông thường từ trung nên trở nên), hệ xương khớp, cột sống, dây chằng sẽ trở nên suy yếu dần. Chính vì thế hiện tượng giãn dây chằng do thoái hóa tự nhiên gây ra những cơn đau lưng là điều xảy ra rất phổ biến.

Do mang vác quá nặng

Một số lượng lớn người bị giãn dây chằng lưng là do mang vác quá nặng. Khi mang đồ nặng, toàn bộ áp lực sẽ dồn lên cột sống thắt lưng. Khi đó dây chằng bị kéo giãn một cách đột ngột, gây đau đớn và khó có thể co lại ngay lập tức như lúc đầu. Đôi khi cũng có thể do bạn làm việc sai tư thế, cong lưng quá lâu hoặc chơi thể thao mất sức.

Nguyên nhân gây giãn dây chằng lưng

Do chấn thương tác động trực tiếp tới lưng

Dây chằng có thể bị tổn thương do những tác động trực tiếp tới vùng lưng. Người mắc bệnh có thể bị và đập mạnh, ngã hoặc bị tác động bởi một lực lớn nào đó. Điều này cũng có thể khiến các dây chằng bị giãn và gây đau đớn kéo dài.

Phụ nữ mang thai

Phụ nữ là một trong số những đối tượng thường bị giãn dây chằng nhiều nhất. Nguyên nhân là bởi thai nhi có thể tạo ra một áp lực lớn đối với thắt lưng, cột sống đối với phụ nữ. Lâu dần dây chằng lưng có thể bị giãn do áp lực này.

Giãn dây chằng lưng có nguy hiểm không?

Có thể nói, dây chằng lưng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc kết nối các cơ các đối sống lưng. Nhờ có dây chằng lưng, các hoạt động của chúng ta mới có thể diễn ra thuận lợi. Thực tế, giãn dây chằng lưng là vấn đề thường xuyên gặp phải, có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Thông thường sẽ chia làm hai mức độ: Giãn dây chằng lưng tự khỏi và giãn dây chằng lưng không tự khỏi.

  • Đối với giãn dây chằng tự khỏi, nguyên nhân chủ yếu gây ra là do hoạt động tức thời, các vận động mạnh, kéo căng dây chằng khiến dây chằng giãn ra tại thời điểm đó. Người bệnh thường chỉ giãn ở mức độ nhẹ, cơn đau chỉ thoáng qua nhanh chóng. Có thể xử lý bằng cách nghỉ ngơi, uống thuốc là có thể tự khỏi. Trường hợp này không quá nguy hiểm.
  • Giãn dây chằng không thể tự khỏi có mức độ nguy hiểm cao hơn. Nguyên nhân có thể xuất phát từ lão hóa tự nhiên, tổn thương dây chằng mức độ nặng… Lúc này, người bệnh phải chịu những cơn đau kéo dai dẳng, ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của lưng và cột sống. Người bệnh cần được thăm khám và điều trị kịp thời, nếu để lâu ngày sẽ dẫn tới các căn bệnh nguy hiểm khác về xương khớp.

Giãn dây chằng lưng có nguy hiểm không

Bị giãn dây chằng lưng phải làm sao?

Cần làm gì khi bị giãn dây chằng lưng chắc chắn là câu hỏi chung của rất nhiều người không may gặp phải tình trạng này. Dưới đây là một số hướng dẫn giúp bạn xử lý kịp thời khi bị giãn dây chằng lưng.

Chườm nóng hoặc chườm lạnh

Dây chằng bị sưng đau tức thời sẽ được xử lý hiệu quả với cách chườm nóng hoặc chườm lạnh. Với phương pháp chườm lạnh, bạn chỉ cần sử dụng đá lót trong một tấm khăn mềm rồi chườm vào vùng dây chằng bị tổn thương. Còn đối với chườm nóng, hãy sử dụng một số nguyên liệu thiên nhiên như ngải cứu, gừng tươi… Đem sao khô và cho vào khăn để ấm rồi chườm lên vùng bị sưng đau.

Sử dụng thuốc giảm đau

Trong trường hợp các cơn đau dai dẳng kéo dài, người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau để khắc phục. Sau khi sử dụng thuốc giảm đau, đừng quên áp dụng các biện pháp vật lý trị liệu và nghỉ ngơi đầy đủ để cơ thể sớm phục hồi.

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu luôn được biết đến là phương pháp an toàn và đem đến tác dụng hồi phục tốt cho các vấn đề về xương khớp. Người bệnh có thể áp dụng các biện pháp đơn giản như: diện chẩn, xoa bóp, massage, tập các bài tập dành cho bệnh nhân giãn dây chằng lưng…

Nghỉ ngơi và bổ sung dinh dưỡng hợp lý

Cuối cùng, đừng quên dành thời gian nghỉ ngơi phù hợp để dây chằng có thể phục hồi nhanh chóng. Tuyệt đối không cố làm nặng, mang vác nặng, vận động mạnh sau khi bị giãn dây chằng. Tăng cường bổ sung dinh dưỡng để tăng sức đề kháng và tăng cường sức khỏe xương khớp.

Để có thể áp dụng đúng biện pháp chữa trị, người bệnh cần được thăm khám đầy đủ. Bao gồm việc xét nghiệm, chụp chiếu để tìm ra nguyên nhân chính xác dẫn tới giãn dây chằng. Ngoài những phương pháp chữa trị chung kể trên, đối với mỗi nguyên nhân khác nhau, các chuyên gia y tế sẽ chỉ định cách thức chữa trị khác nhau.

Bị giãn dây chằng lưng phải làm sao

Giãn dây chằng lưng bao lâu thì khỏi?

Thời gian hồi phục của bệnh nhân giãn dây chằng lưng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau: mức độ nặng nhẹ, thể trạng của người bệnh, phương pháp chữa trị, nguyên nhân gây giãn dây chằng…

Thời gian hồi phục của bệnh nhân giãn dây chằng lưng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau: mức độ nặng nhẹ, thể trạng của người bệnh, phương pháp chữa trị, nguyên nhân gây giãn dây chằng…

Đối với những bệnh nhân chỉ bị giãn ở mức độ nhẹ thì chỉ cần nghỉ ngơi, thực hiện các phương pháp trị liệu đơn giản là sau vài tuần cơ thể sẽ hồi phục. Dây chằng sẽ tự co trở về vị trí như ban đầu và hoạt động bình thường trở lại. Tuy nhiên đối với những bệnh nhân bị giãn dây chằng nặng, có thể mất tới vài tháng, thậm chí cả năm mới có thể khắc phục được tình trạng bệnh.

Giãn dây chằng lưng là vấn đề thường gặp nhưng chúng ta tuyệt đối không nên chủ quan. Hãy làm theo những chỉ dẫn trên đây trong trường hợp không may bị giãn dây chằng để đảm bảo an toàn cho bản thân!

Tìm hiểu thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *