Home » Trĩ » Lòi dom là gì? Có tự khỏi không?

Lòi dom là gì? Có tự khỏi không?

Lòi dom là một bệnh lý ở đường hậu môn gây ra các rắc rối và khó chịu cho toàn người bệnh trong đời sống. Vậy nên, việc tìm hiểu và nắm bắt được các cách điều trị với bệnh này là một việc làm cần thiết để bảo vệ sức khỏe  chúng ta.

Lòi dom là gì?

Lòi dom thực chất là một cách gọi dân gian của bệnh trĩ, cụ thể hơn: Khi máu ở vùng hậu môn không được lưu thông suôn sẻ vì một nguyên nhân nào đó và bị ứ đọng, dồn nén lại trong thành mạch máu. Khi ấy, mạch máu sẽ tự phải phình lên và tạo thành một khối u tại vị trí vùng hậu môn tương ứng với  mạch máu lưu thông không được suôn sẻ ấy.

Khối u đó, người ta gọi là búi trĩ theo cách gọi bệnh học ngày nay và được gọi là búi  dom theo quan niệm ngày xưa. Búi dom thường xuất hiện ở một trong hai vị trí là bên trong hoặc ngoài ống hậu môn gọi là trĩ nội, trĩ ngoại. Tuy nhiên, cũng có trường hợp xuất hiện ở cả hai vị trí và được gọi là trĩ hỗn hợp.

  • Trĩ nội: Là búi dom hình thành ở phía trong ống hậu môn. Thông thường  trĩ nội khá khó phát hiện do ở những thời điểm đầu khi búi dom còn nhỏ hầu như không gây ra hiện tượng bất thường nào. Chỉ khi búi dom bắt đầu to hơn và gây ra cảm giác khó chịu khi đi ngoài và xuất hiện máu tươi kèm theo hoặc thậm chí là búi dom bị sa xuống miệng hậu môn gây đau đớn cho người bệnh thì người bệnh mới phát hiện được.
  • Trĩ ngoại: Khác với trĩ nội, trĩ ngoại bao gồm các búi dom được hình thành ở ngoài ống hậu môn và thông thường là ở bờ của hậu môn. Việc này có thể phát hiện bằng mắt thường tự bác sĩ thăm khám hoặc cảm giác của người bệnh và có thể sờ chạm ngay cả những giai đoạn đầu. Trĩ ngoại gây ra những ảnh hưởng nhất định đến đời sống của người bệnh nhiều hơn trĩ nội, không chỉ khiến việc sinh hoạt khó khăn mà còn gây ra cảm giác tự ti trong cuộc sống.
  • Trĩ hỗn hợp: Mặc dù không phổ biến như hai loại trên, tuy nhiên trĩ hỗn hợp là loại bệnh khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn và phức tạp. Lúc này, búi dom sẽ xuất hiện ở cả bên ngoài lẫn bên trong của ống hậu môn gây ra sự đau đớn nhất định cho người bệnh.

Lòi dom

Nguyên nhân lòi dom

Bệnh lòi dom xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, các nguyên nhân có thể đa dạng từ bệnh lý cho đến thói quen sinh hoạt ở người bệnh, điển hình có thể kể đến như:

Bị tiêu chảy và táo bón liên tục trong một thời gian dài

Dù là táo bón  hay tiêu chảy, nếu xảy ra liên tục và trong một thời gian dài rất có thể sẽ gây ra một số tác động không tốt vào tĩnh mạch ruột và dần dà gây ra ảnh hưởng đến cả vùng mạch ở hậu môn làm xuất hiện các búi dom.

Theo một thống kê sơ bộ, có tới hơn 70% người bị bệnh trĩ có liên quan đến nguyên nhân này.

Thói quen ngồi hoặc đứng quá lâu

Đối với một số công việc đặc thù riêng như: Tài xế, nhân viên văn phòng, công nhân một số công đoạn nhất định trong công ty,…., thậm  chí là người lười vận động. Việc đứng hoặc ngồi trong một thời gian dài được coi là một chuyện bất khả kháng. Và chính điều này có thể tạo ra sự chèn ép cho vùng tĩnh mạch hậu môn, dần dà tạo thành búi dom ở hậu môn.

Ăn uống không hợp lý, phản khoa học

Thói quen ăn uống góp phần lớn ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiêu hóa và bài tiết của ruột. Đối với người ăn uống thiếu khoa học, đặc biệt là ăn quá nhiều  đồ chiên rán, đồ chứa nhiều dầu mỡ,…. Mà thiếu đi chất xơ, thiếu chất khoáng cần  thiết, nước,…. Khi đó, việc đại tiện trở nên khó khăn và hình thành nên triệu chứng táo bón. Nếu táo bón trong thời gian dài sẽ khiến búi trĩ xuất hiện.

Một số nguyên nhân khác

Ngoài nhóm các nguyên nhân do bệnh lý và thói quen sinh hoạt ra, trĩ còn được hình thành từ một số nguyên nhân sau:

  • Phụ nữ đang trong quãng thời gian mang thai
  • Người ở độ tuổi cao
  • Người béo phì hoặc thừa cân

Đây chính là ba đối tượng có nguy cơ dễ gặp bệnh lòi búi dom nhất.

Nguyên nhân lòi dom

Triệu chứng lòi dom

Tùy theo từng giai đoạn với từng tình trạng cụ thể của bệnh mà các triệu chứng của lòi dom sẽ diễn biến khác nhau, cụ thể:

Đối với búi dom ở ngoài ống hậu môn: Người bệnh dễ dàng cảm nhận được búi dom chỉ với cách sờ chạm. Dần dần khi búi dom lớn dần lên người bệnh sẽ bị khó khăn trong nhiều sinh hoạt trong cuộc sống, đau và rát mỗi khi ngồi lâu hoặc có tác động vào búi dom.

Đối với trĩ nội, người bệnh sẽ có một số giai đoạn sau:

  • Giai đoạn nhẹ: Khi búi dom còn kích thước nhỏ, hầu như không gây ra hiện tượng, triệu chứng đặc biệt nào. Rất khó phát hiện.
  • Giai đoạn tiếp theo: Lúc này khi búi dom đã lớn hơn, chúng có thể bị kéo ra ngoài hậu môn theo từng đợt đại tiện của người bệnh. Tuy nhiên, cơ chế chúng vẫn có thể rút vào lại.
  • Giai đoạn tiếp theo: Lớn thêm tí nữa, các búi dom sau khi đã bị kéo ra ngoài sau mỗi lần đại tiện, chúng không thể quay về vị trí cũ  mà cần phải có sự tác động đẩy từ người bệnh, chúng mới có thể vào lại bên trong.
  • Giai đoạn nặng: Lúc này sau khi đã sa ra ngoài, dù cho có tác động bằng việc đẩy vào nhưng chúng vẫn không thể vào trong được nữa. Kèm theo đó là kích thước có thể đã tăng nhiều.

Một số  triệu chứng khác có thể xảy ra trong quá trình bị lòi dom như:

  • Ngứa ngáy vùng hậu môn: Điều nãy diễn ra khi dịch nhầy ở hậu môn tiết ra làm ẩm ướt khu vực đó và tạo nên cảm giác ngứa ngáy cho người bệnh.
  • Chảy máu tươi mỗi lần đi đại tiện: Hiện tượng này chứng tỏ có sự tác động vào mạch máu, rất có thể là cọ xát vào búi dom và khiến chúng tổn thương làm xuất hiện máu  tươi lẫn vào phân mỗi lần đi đại tiện. Máu càng nhiều, kích thước búi dom có thể càng lớn.
  • Đau rát vùng hậu môn: Đặc biệt đối với búi dom ngoài hậu môn hoặc giai đoạn nặng của búi dom trong ống hậu môn. Khi ngồi  hoặc hoạt động có tác động đến vùng này sẽ khiến cho người bệnh bị đau rát nhiều.

Triệu chứng lòi dom

Lòi dom có tự khỏi không?

Lòi dom là một bệnh lý không thể tự khỏi nếu không có những biện pháp điều trị  kịp thời thích hợp theo từng giai đoạn. Thậm chí nếu ở những giai đoạn nặng, người bệnh không điều trị sớm, bệnh sẽ phát triển dần lên và tạo thành những biến chứng nguy  hiểm cho sức khỏe người bệnh, bao gồm:

  • Đại tiện khó khăn, rối loạn chức năng ở hậu môn: Điều này xảy ra do búi dom với kích thước lớn dần lên và gây chèn ép lên hậu môn khiến chất thải không thể thoát ra ngoài và từ đó làm cho việc đi đại tiện rất khó khăn. Một thời gian dài, nếu không được điều trị thích hợp sẽ khiến bệnh nhân dần dần không kiểm soát được tình trạng đại tiện nữa.
  • Mất máu: Mặc dù lượng máu mỗi lần đại tiện bị ảnh hưởng búi dom và bị mất là không quá nhiều. Tuy nhiên, thời gian tăng dần sẽ khiến cho tình trạng này trở nên nghiêm trọng, cơ thể suy nhược nhanh chóng và gây ra nhiều hệ lụy khác.
  • Viêm nhiễm vùng hậu môn: Việc tiết dịch nhầy của búi dom kèm với tình trạng ở ống hậu môn, đặc biệt là đang trong quá trình đào thải phân có thể sẽ gây ra một số viêm nhiễm. Điều này có thể khiến búi dom bị lở loét và hoại tử.
  • Kèm theo đó là nguy cơ mắc bệnh phụ khoa ở nữ  giới: Do cấu trúc cơ thể, âm đạo cùng với hậu môn khá gần kề nên nếu tình trạng viêm nhiễm ở hậu môn cao sẽ rất dễ dẫn đến các dấu hiệu viêm nhiễm, tạo thành các bệnh phụ khoa ở nữ.

Do đó, việc điều trị sớm để tránh các biến chứng trên là một điều người bệnh nên thực hiện ngay để tránh các biến chứng nguy hiểm này lại.

Lòi dom có tự khỏi không

Cách chữa lòi dom

Có nhiều cách chữa lòi dom, trong đó phổ biến gồm có:

Điều trị bằng thuốc tây y

Các loại thuốc uống dùng để điều trị bệnh lòi dom có thể kể đến như:

  • Thuốc dùng để co mạch, hạn chế sự chảy máu  ở búi dom: Thuốc medicine dạng viên đạn, thuốc tronolane dạng viên đạn, thuốc mỡ bôi bên ngoài hậu môn,…..
  • Thuốc giảm cơn ngứa ngáy ở hậu môn: Trong đó hai dạng sử dụng phổ biến nhất chính là thuốc dạng mỡ và dạng kem.
  • Thuốc giảm đau cùng với các loại kháng sinh khác được chỉ định với công dụng hạn chế viêm nhiễm.

Chú ý: Khi sử dụng thuốc tây y điều trị búi dom người bệnh cần có chỉ định hoặc y lệnh của bác sĩ. Tránh việc tự ý sử dụng thuốc điều trị sẽ gây nên những tác dụng ngoài ý muốn.

Can thiệp phẫu thuật ngoại khoa

Các phương pháp phẫu thuật nhằm mục đích điều trị búi dom bao gồm:

  • Thắt trĩ bằng vòng cao su
  • Tiêm xơ (cứng) búi trĩ
  • Phẫu thuật Longo cắt trĩ

Tùy theo tình trạng và thể trạng người bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp nhất. Bên cạnh đó việc ăn nhiều chất xơ, đảm bảo bữa ăn khoa học chính là một trong những việc làm giúp quá trình điều trị sớm ngày hồi phục và chặn khả năng tái phát bệnh lý này.

Trên đây là nội dung thông tin về bệnh lòi dom. Hy vọng rằng từ những điều hữu ích được thể hiện qua bài viết trên, các bạn hiểu thêm về bệnh lý lòi dom là gì? Từ đó, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe mình tốt hơn.

Tin liên quan:

  • Trĩ vòng có chữa được không? Cách điều trị và phòng ngừa bệnh
  • Sa búi trĩ là gì, hình ảnh chi tiết? Có nguy hiểm không?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.