Home » Trĩ » Sa búi trĩ là gì, hình ảnh chi tiết? Có nguy hiểm không?

Sa búi trĩ là gì, hình ảnh chi tiết? Có nguy hiểm không?

Sa búi trĩ cho thấy mức độ tổn thương do bệnh trĩ gây ra đã chuyển sang giai đoạn nghiêm trọng. Nếu không được can thiệp kịp thời có thể gây ra rất nhiều biết chứng nguy hại cho sức khỏe, thậm chí còn có thể làm ảnh hưởng đến tính mạng. Vậy, sa búi trĩ là gì?

Sa búi trĩ là gì?

Sa búi trĩ là tình trạng búi trĩ đã bị lòi ra ngoài hậu môn, dân gian còn gọi là bệnh lòi dom. Lúc này búi trĩ đã xuất hiện ở bên ngoài hậu môn, thường xảy ra ở người mắc bệnh trĩ mức độ trung bình và mức độ nặng.

Bệnh chủ yếu xảy ra do sự căng giãn quá mức của tĩnh mạch hậu môn. Các tĩnh mạch này mất khả năng đàn hồi, ứ máu, phình to lên dẫn đến hiện tượng sa búi trĩ.

Thông thường, ở giai đoạn đầu khi tổn thương chưa quá nghiêm trọng, búi trĩ sẽ nằm bên trong hậu môn hoặc ở ngay thành hậu môn. Kích thước búi trĩ sẽ phình to theo mức độ bệnh.

Búi trĩ càng tăng sinh về kích thước càng khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn khi đi lại, khi đại tiện. Kèm theo đó là tình trạng chảy máu đại tiện, hậu môn ngứa ngáy rất khó chịu và tiết dịch nhầy mùi hôi. Bệnh sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng huyết và ung thư hậu môn – trực tràng nếu không được can thiệp sớm.

Sa búi trĩ

Dấu hiệu sa búi trĩ

Tùy theo mức độ tổn thương, bệnh trĩ được chia thành 4 cấp độ khác nhau. Mỗi cấp độ sẽ có một biểu hiện sa búi trĩ khác nhau. Ở những cấp độ đầu, hiện tượng sa búi trĩ không quá nghiêm trọng, có thể điều trị hiệu quả bằng thuốc hoặc mẹo dân gian mà không cần phẫu thuật.

Ngược lại, sa búi trĩ càng lớn thì tổn thương càng nặng nề. Việc điều trị cần được thực hiện bằng cách can thiệp ngoại khoa. Rất tốn kém và có thể tiềm ẩn những rủi ro không mong muốn.

Dựa theo phân loại bệnh, dấu hiệu sa búi trĩ như sau:

Đối với bệnh sa búi trĩ ngoại

  • Cấp độ 1: Búi trĩ xuất hiện ở xung quanh miệng hậu môn. Người bệnh cảm thấy hậu môn vướng víu, cảm giác khó chịu khi di chuyển hoặc ngồi xuống. Búi trĩ có dấu hiệu sa ra ngoài khi đại tiện nhưng vẫn có khả năng đàn hồi và tự co lại sau khi đại tiện.
  • Cấp độ 2: Tĩnh mạch búi trĩ bắt đầu phình to, sau đó phát triển thành búi trĩ lộm cộm nằm ngay rìa ngoài của hậu môn.
  • Cấp độ 3: Búi trĩ đã phát triển với kích thước tương đối lớn, bắt đầu chèn ép và gây tắc nghẽn đường hậu môn. Khi đại tiện, chất thải tăng sức ép lên búi trĩ, gây đau rát và chảy máu. Có lẫn máu dính trong phân hoặc dính vào giấy vệ sinh khi lau hậu môn. Khi đã phát triển sang giai đoạn này, búi trĩ đã mất hoàn toàn khả năng đàn hồi, không thể co lại vị trí ban đầu
  • Cấp độ 4: Hậu môn đã bắt đầu có dấu hiệu bị nhiễm trùng do búi trĩ gây chảy máu tạo ra vết thương hở. Khi chất thải đi qua sẽ gây viêm nhiễm, người bệnh cảm thấy rất đau rát, hậu môn bị ngứa ngáy, tiết dịch nhầy mùi hôi rất khó chịu. Đây là lúc bệnh có thể biến chứng thành ung thư hậu môn trực tràng nếu không có biện pháp điều trị đúng đắn.

Đối với bệnh trĩ nội

  • Cấp độ 1: Tĩnh mạch có dấu hiệu giãn nở, hình thành nên các búi trĩ có kích thước tương đối nhỏ. Chưa có nhiều dấu hiệu cụ thể nên thường không được phát hiện sớm. Người bệnh chỉ cảm thấy hậu môn có gì đó gây lộm cộm, ngứa ngáy.
  • Cấp độ 2: Búi trĩ bắt đầu tăng sinh về kích thước, hậu môn ngứa rát. Xuất hiện triệu chứng chảy máu đại tiện. Búi trĩ có biểu hiện sa ra ngoài nhưng có thể tự co lại.
  • Cấp độ 3: Búi trĩ đã sa ra ngoài hậu môn khi đại tiện và không thể tự co lại vị trí ban đầu. Tuy nhiên, nếu người bệnh dùng tay ấn vào thì búi trĩ vẫn có thể co lại trong hậu môn.
  • Cấp độ 4: Tương tự như bệnh trĩ ngoại, trĩ nội cấp độ 4 là lúc sa búi trĩ đã ở mức độ rất nghiêm trọng. Bạn sẽ cảm thấy hậu môn bị sưng tấy, đau rát, chảy máu đại tiện với lượng máu khá nhiều, có thể nhỏ giọt hoặc bắn thành tia. Bệnh có thể gây nhiễm trùng huyết nếu để tình trạng này kéo dài.

Hình ảnh sa búi trĩ

Búi trĩ sa ra ngoài miệng hậu môn

Búi trĩ sa ra ngoài miệng hậu môn

Búi trĩ gây ngứa hậu môn

Búi trĩ gây ngứa hậu môn

Sa búi trĩ có nguy hiểm không?

Sa búi trĩ là bệnh lý rất nguy hiểm xảy ra tại hậu môn – trực tràng. Bệnh không thể tự khỏi mà không được can thiệp đúng cách. Những biến chứng nguy hại bệnh có thể gây ra là:

  • Thiếu máu: Lượng máu mất đi sau mỗi lần đại tiện sẽ khiến người bệnh rơi vào trạng thái mệt mỏi, suy nhược, chán ăn, suy giảm sức đề kháng
  • Ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày: Sự đau đớn, khó chịu do bệnh tật gây ra khiến người bệnh mất tập trung trong công việc. Hiệu quả lao động và chất lượng cuộc sống bị giảm sút nghiêm trọng.
  • Tắc tĩnh mạch: Búi trĩ phát triển càng lớn, các mạch máu càng bị chèn ép nghiêm trọng. Cản trở quá trình tuần hoàn máu đi nuôi tế bào. Điều này khiến cấu trúc tế bào hậu môn không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, dẫn đến hoại tử và ung thư hậu môn.
  • Nghẹt búi trĩ: Mức độ sa búi trĩ càng nghiêm trọng càng khiến cho quá trình đại tiện gặp nhiều khó khăn. Người bệnh phải rặn mạnh khi đại tiện, hệ quả xảy ra là hậu môn chảy máu ồ ạt và đau đớn dữ dội
  • Nhiễm trùng máu: Chất thải tiếp xúc trực tiếp với vết loét hậu môn sẽ gây ra hiện tượng nhiễm trùng máu. Từ đó gây ra tình trạng áp xe hậu môn, nhiễm trùng huyết. Đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh.

Cách điều trị sa búi trĩ

Một số cách điều trị bệnh sa búi trĩ phổ biến hiện nay:

Sử dụng thuốc Tây

Điều trị sa búi trĩ bằng thuốc Tây thường được áp dụng với trường hợp sa búi trĩ mức độ nhẹ, kích thước búi trĩ còn nhỏ và có thể đáp ứng với dược tính của thuốc.

Thuốc Tây y giúp giảm nhanh tình trạng đau nhức hậu môn, tăng sức bền thành mạch, hạn chế tình trạng chảy máu đại tiện. Tuy nhiên người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc khi có chỉ dẫn của bác sĩ để tránh gặp phải những tác dụng phụ nguy hiểm

Điều trị ngoại khoa

Điều trị ngoại khoa là cách sử dụng các dụng cụ y tế chuyên dụng để tác động trực tiếp vào búi trĩ. Phương pháp này thường được áp dụng trong các trường hợp sa búi trĩ nghiêm trọng, mất khả năng đàn hồi hoặc không đáp ứng với thuốc điều trị.

Tùy vào tình trạng sức khỏe cụ thể của mỗi người, bác sĩ sẽ tư vấn thực hiện một số thủ thuật như: Đốt laser, đốt điện, phương pháp cắt trĩ bằng súng COOK,…. Tuy nhiên, điều trị sa búi trĩ bằng hình thức phẫu thuật khá tốn kém và có thể gây ra một số di chứng không mong muốn về sau.

Cách điều trị sa búi trĩ

Mẹo dân gian chữa sa búi trĩ

Trong trường hợp búi trĩ có kích thước nhỏ, mức độ tổn thương ít nghiêm trọng thì bạn có thể áp dụng mẹo dân gian để tránh gặp phải tác dụng phụ trong thuốc Tây.

Bài thuốc chữa sa búi trĩ bằng rau diếp cá

Người bệnh rửa sạch 100g lá diếp cá tươi rồi giã nát với ít muối trắng. Dùng hỗn hợp này đắp trực tiếp lên hậu môn (rửa hậu môn trước khi thực hiện). Sau khoảng 30 phút thì lấy nguyên liệu ra, rửa lại hậu môn với nước sạch. Thực hiện bài thuốc đều đặn mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi tốt để sớm đạt hiệu quả chữa bệnh.

Lá bỏng chữa sa búi trĩ

Người bệnh lấy 6 lá bỏng, 10g ram sam vào 3 quả bồ kết đun sôi với 1 lít nước sạch trong khoảng 20 phút. Uống nước thuốc đều đặn hàng ngày, dấu hiệu sa búi trĩ sẽ sớm được cải thiện. Mỗi bài thuốc nên uống hết trong ngày, không nên để nước thuốc sang hôm sau.

Trên đây là một số thông tin về hiện tượng sa búi trĩ và tư vấn đến người bệnh một số phương pháp điều trị bệnh đang được áp dụng hiện nay. Hy vọng đã chia sẻ đến bạn đọc thêm nhiều kiến thức hữu ích. Chúc sức khỏe!

Tin liên quan:

  • Trĩ vòng có chữa được không? Cách điều trị và phòng ngừa bệnh
  • Trĩ hỗn hợp là bệnh gì? 7 nguyên nhân gây bệnh không ngờ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.