Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở mọi đốt sống kèm theo đó là các cơn đau dữ dội. Nhiều người lo lắng rằng người bệnh thoát vị đĩa đệm có đi lại được không? Để giải đáp thắc mắc này, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.
Thoát vị đĩa đệm có đi lại được không?
Thoát vị đĩa đệm xuất hiện tại nhiều vị trí trên cột sống, thường xuất hiện ở đốt sống cổ và thắt lưng. Đây là hai vị trí quan trọng quyết định hình dáng, nâng đỡ cơ thể và chịu trách nhiệm mọi vận động của cơ thể. Vì vậy, nhiều người lo lắng rằng “thoát bị đĩa đệm có đi lại được không?
Theo các bác sĩ, người bệnh thoát vị đĩa đệm nên đi lại bình thường ở mức độ phù hợp, kết hợp với phương pháp điều trị để phục hồi chức năng. Không chỉ vậy, việc đi lại nhẹ nhàng còn giúp tính thần sảng khoái, tăng cường tuần hoàn máu, đẩy nhanh quá trình chữa bệnh.
Tuy nhiên, khi các cơn đau trở nên dữ dội, người bệnh nên hạn chế hoặc không đi lại để tránh tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Việc luyện tập, đi lại chỉ được thực hiện khi sức khỏe ổn định hơn. Người bệnh không nên gắng sức tránh làm phản tác dụng.
>> Tìm hiểu thêm: Thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không? Có chạy bộ được không?
Phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là một căn bệnh có khả năng diễn biến nặng theo thời gian. Các biến chứng của nó có thể ảnh hưởng tới khả năng đi lại và ảnh hưởng tới tính mạng của người bệnh. Do vậy, thay vì lo lắng thoát vị đĩa đệm có đi lại được không, mọi người nên có ý thức phòng tránh căn bệnh này.
- Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học với khoáng chất, vitamin, chất xơ, omega 3 để tái tạo xương khớp, nuôi dưỡng và kích thích cơ thể sản sinh chất bôi trơn.
- Bên cạnh đó, các thực phẩm chức năng có công dụng hiệu quả trong việc bảo vệ sức khỏe xương được các chuyên gia khuyên dùng.
- Stress cũng là một nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý về xương. Do đó, hãy thư giãn cơ thể hàng ngày ngâm mình trong nước nóng,…
- Hạn chế các loại thức ăn nhanh chứa nhiều dầu mỡ, giảm cay trong khẩu phần ăn và loại bỏ các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá.
- Tập luyện điều độ từ cường độ nhẹ cho tới nặng. Tránh việc hoạt động quá sức, gây hại cho cột sống.
- Cần hạn chế hoặc không khuân vác quá sức bởi xương ở bả vai, cột sống sẽ xuống cấp nhanh chóng,
- Nếu bạn làm việc trong môi trường văn phòng, bạn hãy tập một vài động tác khởi động xương khớp mỗi tiếng.
- Kiểm soát cân nặng hợp lý bởi cột sống là nơi định hình và chống đỡ cơ thể. Trọng lượng gây ra áp lực rất lớn tới cấu trúc của nó.
- Yoga là bộ môn giúp duy trì sự dẻo dai ở xương khớp. Tuy nhiên, việc tập luyện cần được thực hiện chính xác. Nếu không thể tự tập luyện theo qua internet, bạn hãy đến phòng tập để được hướng dẫn kỹ lưỡng.
Như vậy, bài viết trên đây đã giải thích câu hỏi “thoát vị đĩa đệm có đi lại được không’ của bạn đọc. Khi có dấu hiệu bất thường trên cơ thể, hãy đến bệnh viện ngay để được giúp đỡ. Chúc các bạn luôn khỏe!