Chữa gai cột sống bằng ngải cứu là cách được nhiều người chia sẻ, nhờ khả năng giảm được các cơn đau nhức, khó chịu, ê buốt do bệnh gây ra. Tuy nhiên, mỗi người áp dụng lại cho hiệu quả khác nhau. Vì thế, nhiều người thắc mắc sử dụng ngải cứu chữa gai cột sống có hiệu quả không, có những cách chữa trị nào từ ngải cứu?
Ngải cứu chữa gai cột sống có hiệu quả không?
Ngải cứu là thảo dược thân thảo, sống nhiều năm, lá mọc so le nhìn giống với hình lông chim. Trong dân gian, sử dụng ngải cứu để điều trị bệnh rất phổ biến, nổi bật là công dụng trị gai cột sống và bệnh xương khớp khác.
Theo y học cổ truyền, ngải cứu là vị thuốc có mùi thơm nồng cùng với vị đắng, có tác dụng lưu thông khí huyết, điều hòa kinh nguyệt, trị đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, ho, đau rát họng… Bên cạnh đó, vị thuốc này còn có khả năng chống viêm, giảm sưng đau do các bệnh xương khớp, điển hình như gai cột sống gây ra. Điều này có nghĩa ngải cứu chữa gai cột sống đem lại hiệu quả rất tốt.
Tuy nhiên, không phải người bệnh nào sử dụng ngải cứu chữa trị đều mang lại hiệu quả. Người mắc các bệnh về gan, rối loạn đường ruột cấp, sức khỏe suy yếu hoặc phụ nữ đang mang thai không nên dùng ngải cứu trị gai cột sống.
Người bệnh trước khi sử dụng cách chữa này nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, không nên sử dụng tùy tiện, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Chữa gai cột sống bằng ngải cứu
Sử dụng ngải cứu trong điều trị gai cột sống có nhiều cách khác nhau, có thể kết hợp cùng với các vị thảo dược khác để tăng hiệu quả trị bệnh. Dưới đây là 5 cách chữa gai cột sống phổ biến, người bệnh có thể lựa chọn cách phù hợp để giảm các cơn đau nhức xương khớp khó chịu do bệnh gây ra:
Nước lá ngải cứu
Nguyên liệu chuẩn bị: 1 nắm lá ngải cứu tươi và 1 nắm muối ăn hạt to.
Cách làm: Rửa sạch lá ngải cứu sau đó ngâm vào nước muối loãng trong khoảng 5 – 10 phút. Vớt ngải cứu ra để ráo nước sau đó giã nát hoặc xay nhuyễn. Lọc lấy nước ngải cứu và uống hàng ngày. Người bệnh uống đều đặn mỗi ngày, sau khoảng 7 ngày kiên trì uống liên tục, triệu chứng đau nhức xương khớp, tê buốt do bệnh gây ra giảm dần.
Đắp ngải cứu
Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm có: 1 nắm lá ngải cứu tươi, 1 miếng vải sạch mỏng và 1 bát giấm nuôi.
Cách thực hiện rất đơn giản như sau: Rửa sạch lá ngải cứu, để ráo nước sau đó cắt khúc nhỏ. Tiếp đến, đem xay nhuyễn hoặc giã nát lá ngải cứu, trộn với giấm nuôi. Cho hỗn hợp ngải cứu, giấm nuôi vào nồi đun sôi lên. Cho hỗn hợp này vào miếng vải, bọc kín rồi đắp trực tiếp vào vị trí đau nhức do gai cột sống gây ra. Đắp ngải cứu vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ trong thời gian 15 phút. Khi thuốc nguội, đun nóng lại rồi đắp tiếp vào các vị trí cột sống khác. Đắp liên tục trong thời gian một tháng, tình trạng bệnh được cải thiện rõ rệt.
Ngải cứu, chanh và bưởi
Chanh, bưởi là hai trái cây giàu vitamin C, chất chống oxy hóa giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, bảo vệ được xương khớp dẻo dai, chắc khỏe. Do đó, người bị gai cột sống có thể kết hợp lá ngải cứu cùng với chanh, bưởi để điều trị bệnh.
Nguyên liệu cần chuẩn bị: 200g ngải cứu tươi, vỏ 2 quả bưởi, 1kg chanh phơi khô bỏ hạt, 1 lít rượu trắng cùng với 200g đường phèn.
Cách thực hiện: Rửa sạch ngải cứu, vỏ bưởi rồi để thật ráo nước. Tiếp đến, đem sao vàng ngải cứu, vỏ bưởi và chanh, rồi phơi dưới ánh nắng mặt trời 1 ngày. Cho ngải cứu, chanh, vỏ bưởi vào lọ thủy tinh sạch, thêm đường phèn, rượu gạo trắng rồi đậy kín nắp lại. Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát. Sau khoảng 1 tháng người bệnh có thể sử dụng. Hàng ngày uống 5ml, uống đều đặn sau 1 tháng, tình trạng bệnh thuyên giảm rõ rệt.
Ngải cứu và mật ong
Mật ong vừa giàu chất dinh dưỡng, tốt cho cơ thể vừa có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa hiệu quả. Kết hợp ngải cứu và mật ong sẽ giúp đẩy lùi triệu chứng gai cột sống nhanh chóng, cải thiện tình trạng sức khỏe rất tốt.
Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm có 300g ngải cứu tươi, 3 – 4 thìa cà phê mật ong nguyên chất.
Cách làm đơn giản, được thực hiện như sau: Rửa sạch ngải cứu rồi ngâm vào nước muối pha loãng trong thời gian nửa tiếng đồng hồ. Tiếp đến vớt ngải cứu ra, để ráo nước rồi thái thành khúc nhỏ. Đem xay nhuyễn hoặc giã nát rồi vắt lấy nước cốt. Sau đó, thêm mật ong nguyên chất vào rồi khuấy đều lên là dùng được. Chia hỗn hợp mật ong ngải cứu làm 2 phần. Uống nước hỗn hợp vào buổi trưa và tối. Uống đều đặn, sau 1 – 2 tuần bệnh thuyên giảm dần.
Ngải cứu và trứng gà
Bên cạnh kết hợp với các vị thuốc khác, người bệnh có thể sử dụng trứng gà và ngải cứu tạo thành món ăn bổ dưỡng, hỗ trợ điều trị bệnh rất tốt.
Nguyên liệu cần chuẩn bị: 1 nắm lá ngải cứu tươi và 1 quả trứng gà.
Cách làm: Rửa sạch ngải cứu, để ráo nước. Sau đó cắt nhỏ vừa ăn và cho vào bát. Đập trứng gà vào, nêm một chút gia vị, trộn đều hỗn hợp lên. Tiếp đến mang hấp cách thủy hỗn hợp trứng gà ngải cứu trong thời gian 20 phút. Tắt bếp để nguội bớt rồi ăn. Ngoài ra, thay vì hấp cách thủy có thể đem chiên, cũng đem lại hiệu quả trị bệnh tương tự.
Trị gai cột sống bằng ngải cứu lưu ý gì?
Mặc dù, sử dụng ngải cứu chữa bệnh an toàn và hiệu quả nhưng người bệnh cũng cần phải chú ý những điều sau để quá trình điều trị đạt được hiệu quả tốt nhất, tránh được rủi ro không mong muốn có thể xảy ra:
- Không được lạm dụng quá đà cách chữa trị này vì sử dụng ngải cứu nhiều có thể dẫn đến tình trạng ngộ độc và hệ thần kinh cũng bị ảnh hưởng.
- Người bệnh cần lựa chọn ngải cứu xanh, không héo úa bị sâu bệnh ăn.
- Chỉ áp dụng cách chữa gai cột sống bằng ngải cứu trong trường hợp bệnh nhẹ. Người bị bệnh nặng nên đến bệnh viện để được thăm khám và có biện pháp điều trị thích hợp.
- Dùng thuốc trong ngày, không dùng khi đã để qua đêm.
- Luôn giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, tránh bị stress, áp lực, căng thẳng làm giảm hiệu quả trị bệnh và quá trình điều trị bị kéo dài hơn.
- Cần ăn ngủ nghỉ hợp lý, khoa học, không làm việc, mang vác vật nặng quá sức.
- Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị trước khi áp dụng để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho người bệnh.
>> Xem thêm: Chữa gai cột sống bằng hạt đười ươi an toàn nhờ 5 cách đơn giản
Những cách chữa gai cột sống bằng ngải cứu trên đây mong rằng giúp ích cho người bệnh. Người bệnh hãy lựa chọn biện pháp phù hợp để đẩy lùi triệu chứng biểu hiện khó chịu của bệnh. Khi đã áp dụng các cách chữa trên mà bệnh không thuyên giảm, người bệnh nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và có biện pháp điều trị phù hợp, tránh trường hợp bệnh chuyển biến nặng hơn, điều trị khó khăn hơn.