Home » Thoái hóa » Tê bì chân tay có nguy hiểm không? Biểu hiện bệnh gì?

Tê bì chân tay có nguy hiểm không? Biểu hiện bệnh gì?

Tê bì chân tay là cảm giác rất khó chịu thường xảy ra khi lao động nặng, khi mới ngủ dậy. Đặc biệt là khi thời tiết thay đổi triệu chứng bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn, làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của mỗi người. Vậy tê bì chân tay xảy ra do đâu? Tình trạng này có nguy hiểm không?

Tê bì chân tay là bệnh gì?

Tê bì chân tay là cảm giác tê ngứa ở cánh tay, bàn tay, bắp chân hoặc bắp chân do sự chèn ép dây thần kinh gây ra. Đa số người bệnh đều cảm thấy sự trong xương khớp như có kiến bò hoặc như bị kim châm. Trong các trường hợp nghiêm trọng người bệnh còn bị mất cảm giác tạm thời, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày.

Theo chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa hệ Cơ xương khớp, tình trạng tê bì chân tay là dấu hiệu chung của rất nhiều căn bệnh mãn tính về xương khớp. Trong đó, các bệnh lý nguy hiểm thường gặp nhất là:

  • Bệnh thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống là tình trạng chức năng xương khớp dần bị suy giảm theo sự lão hóa tự nhiên của cơ thể. Lúc này mật độ xương bắt đầu suy giảm làm cho cột sống trở nên khô giòn, dễ bị rạn nứt.

Sự bào mòn xương khớp sẽ chèn ép lên tủy sống, động mạch, dây thần kinh,…. từ đó làm ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu và gây ra cảm giác tê bì chân tay. Nếu không được phát hiện điều trị sớm có thể dẫn đến biến chứng teo cơ tay, teo cơ chân. Cuối cùng là dẫn đến bại liệt, tàn phế.

Tê bì chân tay

  • Bệnh thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm bị tràn ra khỏi vị trí ban đầu. Bao xơ đĩa đệm bị nứt hoặc rách khiến nhân nhầy bên trong đĩa đệm bị tràn ra ngoài và chèn ép lên các dây thần kinh xung quanh cột sống. Điều này sẽ gây ra tình trạng tê bì chân tay và các triệu chứng đi kèm như đau lưng, đau nhức xương khớp, cứng khớp, tầm vận động cột sống bị hạn chế,….

  • Bệnh thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp và tình trạng các sụn khớp bị bào mòn để lộ ra các đầu xương. Các đầu xương này sẽ cọ xát trực tiếp vào với nhau gây ra cảm giác đau nhức, tê bì chân tay. Người bệnh có cảm giác bị đuối sức, không mang vác được vật nặng, khả năng vận động tứ chi bị giới hạn theo cường độ cơn đau.

  • Bệnh viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là dạng bệnh rối loạn tự miễn xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm vào các tế bào khỏe mạnh. Từ đó gây ra các triệu chứng đau nhức ở các khớp, chân tay có cảm giác tê bì như có kiến bò bên trong. Triệu chứng bệnh có xu hướng nghiêm trọng hơn khi thời tiết thay đổi hoặc khi ngồi hay đứng lâu ở một vị trí.

  • Bệnh hẹp ống sống

Hẹp ống sống là dạng bệnh bẩm sinh về cột sống khi lòng ống sống bị thu nhỏ bất thường. Điều này khiến cho các rễ dây thần kinh, tủy sống bị chèn ép, cản trở quá trình lưu thông máu và truyền dẫn tín hiệu. Gây ra tình trạng tê bì chân tay, đau nhức xương khớp, triệu chứng bệnh tăng nặng hơn khi vận động hoặc di chuyển.

  • Bệnh viêm đa rễ thần kinh

Viêm đa rễ thần kinh là tình trạng dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương dẫn đến hiện tượng rối loạn cảm giác chi. Lúc này người bệnh thường xuyên có cảm giác tê bì chân tay, đau nhức xương khớp, khó cử động tay chân, hiệu quả lao động giảm sút,….

Ngoài các bệnh lý về xương khớp nêu trên, tê bì chân tay còn là triệu chứng của các bệnh về tim mạch như:

  • Bệnh tim mạch: Tim mạch bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến khả năng bơm máu đi nuôi tế bào. Các cơ quan ở xa tim như tay, chân sẽ ít được cung cấp máu và oxy hơn bình thường. Vì vậy người bệnh sẽ gặp phải cảm giác đau nhức, tê bì chân tay
  • Bệnh xơ vữa động mạch: Xơ vữa động mạch khiến cho lòng động mạch bị thu hẹp lại và chèn ép lên các dây thần kinh chạy trong lòng động mạch. Từ đó gây ra cảm giác tê bì chân tay.

Tê bì chân tay là bệnh gì

Nguyên nhân gây tê bì tay chân khác

Bên cạnh các bệnh thường gặp về tim mạch, xương khớp thì tình trạng tê bì chân tay còn có thể mắc phải do một số nguyên nhân khác như:

  • Yếu tố tuổi tác: Khi tuổi cao, hệ cơ xương khớp sẽ dần bị thoái hóa, chức năng hoạt động dần kém hơn. Điều này khiến cho quá trình vận chuyển máu đến tứ chi không còn hiệu quả như bình thường nên dẫn đến hiện tượng tê bì chân tay
  • Thói quen sinh hoạt không khoa học: Các thói quen xấu trong sinh hoạt làm việc như ngồi cong vẹo cột sống, ngồi nghiêng ngửa người, ngồi lệch hông, ngủ gục trên bàn,… đều gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ cột sống, xương khớp và gây cảm giác tê bì chân tay.
  • Lười vận động: Lười vận động khiến cho hệ xương khớp kém linh hoạt, tạo sức ì cho sụn khớp và các bó cơ, dây chằng. Đây cũng là nguyên nhân thường gặp dẫn đến hiện tượng tê bì chân tay.
  • Sự căng thẳng quá mức: Lo lắng, căng thẳng quá mức cũng làm ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng hoạt động của hệ thần kinh khiến bạn bị tê nhức chân tay, cơ thể mệt mỏi, khó chịu
  • Chế độ dinh dưỡng không khoa học: Thiếu hụt chất dinh dưỡng hoặc thường xuyên ăn các thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhiều gia vị, nhiều dầu mỡ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và gây ra triệu chứng tê bì chân tay.

Tê bì chân tay có nguy hiểm không?

Đa số các bệnh lý gây ra tình trạng tê bì chân tay không gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng nếu không được điều trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hại cho sức khỏe. Cụ thể, những ảnh hưởng nặng nề bệnh có thể gây ra là:

  • Ảnh hưởng đến các sinh hoạt thường ngày, làm giảm năng suất lao động. Chất lượng cuộc sống giảm sút
  • Tê bì chân tay mức độ nặng có thể khiến tay chân bị mất cảm giác, mất khả năng cầm nắm đồ vật
  • Sự chèn ép dây thần kinh làm hạn chế khả năng vận động, người bệnh thường xuyên gặp phải cảm giác đau nhức khó chịu. Có thể kèm theo tình trạng chóng mặt, đau đầu, khó thở
  • Hội chứng chùm đuôi ngựa khiến người bệnh mất khả năng kiểm soát ruột và bàng quang dẫn đến tình trạng đại tiểu tiện mất tự chủ
  • Dây thần kinh bị chèn ép làm ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển máu đi nuôi cơ thể dần dẫn đến tình trạng teo cơ, yếu cơ. Cuối cùng là dẫn đến bại liệt
  • Tê bì chân tay do các bệnh tim mạch, huyết áp có thể dẫn đến nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ,…

Tê bì chân tay có nguy hiểm không

Mẹo chữa tê bì chân tay tại nhà

Hiện nay, các bệnh lý gây ra tình trạng tê bì chân tay có thể được điều trị bằng một trong các biện pháp dưới đây:

Xoa bóp bấm huyệt

Xoa bóp, bấm huyệt là phương pháp điều trị bằng y học cổ truyền có tác dụng đả thông kinh lạc, tăng cường lưu thông máu. Từ đó có thể làm giảm đau, thư giãn thần kinh, khắc phục tình trạng co cứng khớp và hiện tượng tê bì chân tay. Đem lại cảm giác dễ chịu cho người bệnh.

Tuy nhiên, người thực hiện phải có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm vững chắc để đảm bảo an toàn cho sức khỏe người bệnh. Ngoài ra phương pháp này cũng chỉ mang lại tác dụng tạm thời, không thể khắc phục triệt để nguyên nhân gây bệnh.

Chườm nóng giảm tê bì chân tay

Chườm nóng là liệu pháp giúp tăng cường lưu thông máu, làm giãn nở mạch máu, giúp thư giãn gân cơ, dây thần kinh và tủy sống. Giúp khắc phục nhanh triệu chứng tê bì chân tay.

Người bệnh dùng một chiếc khăn mềm, thả vào chậu nước nóng rồi vắt kiệt nước. Sau đó chườm lên các vị trí chân tay bị tê bì sẽ giúp cải thiện triệu chứng bệnh hiệu quả. Tuy nhiên đây cũng chỉ làm phương pháp mang tính tạm thời, không thay thế được thuốc chữa bệnh.

Chườm nóng giảm tê bì chân tay

Mẹo dân gian chữa tê bì chân tay

Một số mẹo dân gian chữa tê bì chân tay người bệnh có thể tham khảo như:

Chữa tê bì chân tay bằng lá lốt

Hướng dẫn thực hiện:

  • Người bệnh rửa sạch 20g lá lốt tươi rồi sắc với 2 bát nước, đến khi lượng nước còn lại ¼ thì dừng lại
  • Dùng nước này uống trực tiếp khi còn ấm sau bữa ăn tối
  • Kiên trì áp dụng bài thuốc trong vòng 10 ngày để triệu chứng bệnh sớm được cải thiện

Ngải cứu chữa tê bì chân tay

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Ngải cứu tươi: 300g
  • Muối hạt: 2 thìa

Hướng dẫn cách làm:

  • Người bệnh đem rửa sạch ngải cứu rồi đổ ngập nước sôi vào chậu ngải cứu
  • Đợi khoảng vài phút cho ngải cứu mềm ra thì vớt lên, đắp trực tiếp vào các trị trí chân tay bị tê bì
  • Kiên trì thực hiện bài thuốc đều đặn 1 lần/ ngày để triệu chứng bệnh sớm được cải thiện

Mẹo dân gian chữa tê bì chân tay

Chữa tê bì chân tay bằng gừng

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Gừng tươi: 50g
  • Muối hạt: 2 thìa

Hướng dẫn thực hiện:

  • Người bệnh để nguyên vỏ củ gừng rồi đem rửa sạch rồi giã nát
  • Đổ gừng vào nồi, nấu sôi với 1 lít nước trong khoảng 5 phút cho tinh chất gừng tiết hết ra nước
  • Đổ nước gừng ra chậu rồi, chờ đến khi nguội đến độ ấm thích hợp rồi dùng nước này để ngâm chân, ngâm tay
  • Mỗi ngày ngâm chân tay nước gừng trong khoảng 20 – 25 phút sẽ giúp cải thiện triệu chứng bệnh hiệu quả

Chữa tê bì chân tay bằng cây xấu hổ

Hướng dẫn cách làm:

  • Người bệnh chuẩn bị khoảng 30g rễ cây xấu hổ rồi rửa sạch. Sau đó tẩm đều nguyên liệu với khoảng 10ml rượu trắng
  • Đổ nguyên liệu vào chảo, sao cho đến khi nóng và dậy mùi thơm thì cho vào ấm, sắc với 400ml nước đến khi nước cạn còn khoảng 100ml thì dừng
  • Chia nước thuốc thành 2 lần uống, uống hết số nước đã chuẩn bị trong một ngày
  • Thực hiện bài thuốc đều đặn trong khoảng 1 tháng để nhận được hiệu quả tốt nhất

Lưu ý:

  • Bài thuốc chỉ phù hợp với những người mắc bệnh tê bì chân tay mức độ nhẹ
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện để đảm bảo an toàn cho sức khỏe
  • Người bệnh cần kiên trì thực hiện theo thời gian khuyến nghị để các thảo dược phát huy tác dụng chữa bệnh tốt nhất

Trên đây là một số thông tin chia sẻ về hiện tượng tê bì chân tay và cách khắc phục hiệu quả tại nhà. Hy vọng đã đem đến mọi người thêm nhiều kiến thức hữu ích. Chúc sức khỏe!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *