Gym là bộ môn thể dục thể thao mang lại vóc dáng thon gọn, săn chắc, dẻo dai cho người tập. Tuy nhiên người mắc bệnh thoái hóa cột sống có tập gym được không lại là vấn đề còn nhiều thắc mắc. Vậy sự thật là như thế nào?
Thoái hóa cột sống có tập gym được không?
Thoái hóa cột sống là bệnh lý rất thường gặp ở người cao tuổi hoặc người thường xuyên lao động nặng nhọc. Bên cạnh đó, những người làm các công việc mang tính chất đặc thù như công nhân viên văn phòng, thợ may,…Do phải ngồi nhiều và ngồi lâu một tư thế cũng có nguy cơ cao bị thoái hóa cột sống.

Người mắc bệnh thoái hóa cột sống dạng nhẹ có thể tập gym để giảm đau
Ngày nay có nhiều liệu pháp vật lý trị liệu giúp người bệnh giảm bớt cơn đau nhức do bệnh gây ra. Vậy tập gym có phải là giải pháp tốt hay không?
Gym là một trong các giải pháp giúp tăng cường cơ bắp, giúp người tập có body lý tưởng và cải thiện cân nặng được rất nhiều người ưa chuộng. Bên cạnh lợi ích về thể trạng, tập gym còn giúp chúng ta có những giây phút nghỉ ngơi, thư giãn thực sự lý tưởng trong môi trường trẻ trung, năng động.
Cụ thể, những lợi ích rất tốt không thể không nhắc đến khi tập gym đó là:
- Tăng cường tuần hoàn máu, lưu thông khí huyết, tăng cường dưỡng chất đến các mô cơ, sụn, khớp mang lại cơ thể dẻo dai, săn chắc cho người tập.
- Giúp cơ bắp trở nên linh hoạt, giảm áp lực đến cột sống.
- Cải thiện vóc dáng, kiểm soát cân nặng, giảm mỡ hiệu quả.
- Hỗ trợ phòng ngừa các nguy cơ đột quỵ, bệnh về huyết áp, tim mạch,…
- Cải thiện tâm lý, tâm trạng, giúp mọi người suy nghĩ tích cực hơn.
Như vậy, tập gym lại lại rất nhiều lợi ích cho người tập. Với người mắc bệnh về xương khớp, bị thoái hóa cột sống ở giai đoạn nhẹ, đang trong quá trình hồi phục thể trạng thì gym là một trong những biện pháp hỗ trợ điều trị khá hiệu quả. Phương pháp này đã được bác sĩ chuyên môn khuyến cáo nên người mắc bệnh thoái hóa cột sống cấp độ nhẹ hoàn toàn có thể lựa chọn cho mình bài tập phù hợp.
Tuy nhiên, trước khi tập, người bệnh cần tham khảo bác sĩ chuyên môn để được tư vấn, hướng dẫn các bài tập phù hợp nhất.
Các nguyên tắc khi tập gym
Tập gym luôn đòi hỏi người tập phải tuân thủ các nguyên tắc chặt chẽ của bài tập. Người mắc bệnh thoái hóa cột sống càng phải tuân thủ nghiêm túc các nguyên tắc này để mang lại hiệu quả tốt, phòng tránh nguy cơ bị đau nhức hoặc gặp các rủi ro khi tập.
Dưới đây là một số nguyên tắc mọi người cần thực hiện khi tập gym:
- Cần vận động cơ thể nhẹ nhàng trước khi tập để phòng tránh các chấn thương không mong muốn.
- Áp dụng bài tập thích hợp với sức khỏe, thể trạng của mình. Không cố gắng tập khi đau hoặc tập quá sức.
- Thao tác đúng các động tác, kỹ thuật của bài tập, trong quá trình luyện tập cần hít thở nhịp nhàng.
- Khi đã quen hoặc cảm thấy vừa với sức của mình bạn có thể tập các bài tập khó hơn.
- Mỗi lần tập chỉ nên kéo dài tối đa 45 phút. Không nên tập quá lâu gây ra các phản ứng ngược với mong muốn.
- Người tập có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau, thuốc xoa bóp trong thời gian đầu tập luyện. Tuy nhiên, mọi người nên tránh phụ thuộc vào thuốc.
- Không tập các bài tập nâng cao như xoay lưng, xoay cổ quá mức hoặc đặt các vật dụng nặng lên đầu, vai cổ.
Các bài tập gym dành cho người mắc bệnh thoái hóa cột sống
Trên thực tế có khá nhiều bài tập dành cho người gặp vấn đề về thoái hóa cột sống. Tuy nhiên, dưới đây là các bài tập được áp dụng nhiều, mang lại hiệu quả cao nhất.
Bài tập bụng

Bài tập bụng là phương pháp siết hông giúp tăng cường sự dẻo dai đến hệ thống xương khớp. Bài tập được thực hiện như sau:
- Người tập nằm ngửa, đặt 2 tay sau đầu và co chân thoải mái
- Dùng lực cơ thể để siết chặt hai bên hông nhằm đẩy cơ thể lên cao để cơ thể trở về tư thế ngồi
- Giữ cố định thân dưới và thực hiện 5 đến 7 lần cho mỗi lần tập.
- Nếu tập bụng bằng máy, người tập có thể thay đổi độ cao của máy tập gập bụng tương ứng với thể trạng để hạn chế chấn thương và các rủi ro trong quá trình tập.
Bài tập squat
Bài tập này tác động đến vùng cơ đùi và hỗ trợ kéo căng đốt sống hiệu quả. Nhờ vậy, cột sống có độ đàn hồi rõ ràng, giảm thiểu cơn đau nhức do thoái hóa cột sống gây ra.
Hướng dẫn bài tập:
- Người tập đứng thẳng, chân đứng rộng bằng và đồng thời thả lỏng 2 tay.
- Đưa 2 tay ra phía trước song song mặt phẳng sàn.
- Người tập từ từ ngồi xuống với tư thế đùi, mông và đầu gối thẳng hàng với nhau. Chú ý không đưa đầu gối quá mũi chân. Giữ tư thế này trong khoảng 5 giây rồi đưa cơ thể trở tư thế chuẩn bị.
- Mỗi lần tập khoảng 2-3 lần, thời gian tập không nên kéo dài quá 30 phút.
Chú ý: Người tập cần giữ thẳng cột sống trong suốt thời gian tập. Hông thả lỏng tự nhiên theo hơi thở đồng thời không tập song song bài tập này với bộ môn gánh tạ.
Tập với ghế hyperextension
Bài tập này thích hợp với những người mắc bệnh thoái hóa cột sống vùng thắt lưng. Bài tập giúp làm căng đốt sống, giảm áp lực lên dây thần kinh. Kiên trì tập luyện sẽ giúp bạn tránh được tình trạng đau đớn do bệnh thoái hóa cột sống gây ra.
Hướng dẫn bài tập:
- Người tập nằm sấp với tư thế thoải mái trên ghế hyperextension
- Ngồi tập với tư thế đùi tiếp xúc với ghế.
- Gót chân đặt vào phần đệm của ghế, bắt chéo hai tay phía trước ngực.
- Vừa thở ra vừa uốn lưng để cơ thể song song với mặt phẳng sàn tập giữ nguyên tư thế trong khoảng 5-7 giây rồi thu cơ thể về trạng thái ban đầu một cách chậm rãi.
- Thực hiện 5-7 lần mỗi hiệp, mỗi lần tập 3 hiệp, không nên tập quá 45 phút.
Chú ý: Người tập cần giữ thẳng cột sống và siết chặt hông khi tập. Không tập đồng thời bài tập này với bài tập tạ nặng.
Tập gym đúng động tác, đúng tư thế với các bài tập nhẹ nhàng, vừa sức sẽ mang lại những hiệu quả rất tốt cho người mắc bệnh thoái hóa cột sống. Tuy nhiên trước khi thực hiện bài tập, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn và tuân thủ nghiêm túc các nguyên tắc của bài tập để đạt được hiệu quả như mong muốn. Chúc bạn đọc sức khỏe!