Thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe không? Đây là thắc mắc của nhiều người, bởi bệnh gây ảnh hưởng trực tiếp đến tầm vận động và khả năng di chuyển của người bệnh. Thế nên người bệnh thường được khuyến cáo hạn chế lao động nặng để tránh xảy ra các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Như vậy thì người bị thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc này.
Thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe không?
Sự chèn ép của đĩa đệm khiến cho người bệnh gặp phải tình trạng đau nhức vùng lưng, tê bì tứ chi, tầm vận động bị hạn chế và ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động sống thường ngày. Điều này khiến cho không ít người bệnh thắc mắc rằng thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe không?

Trả lời thắc mắc này, các bác sĩ chuyên khoa cho biết, người bị thoát vị đĩa đệm cần được nghỉ ngơi điều độ, hạn chế lao động quá sức để tránh tạo áp lực lên đĩa đệm cột sống. Thế nhưng đạp xe, rèn luyện thể lực lại là việc nên làm. Bởi vì khi đạp xe điều độ, đúng cách với cường độ hợp lý, người bệnh sẽ nhận được nhiều lợi ích tốt đẹp cho sức khỏe như:
Tăng cường tuần hoàn máu đến các cơ quan trên cơ thể
Vận động thể chất điều độ bằng cách đạp xe sẽ giúp tăng cường tuần hoàn máu đến các cơ quan trên cơ thể. Từ đó có thể hạn chế được nguy cơ teo cơ do sự chèn ép dây thần kinh, tủy sống, phòng ngừa các biến chứng xấu do thoát vị đĩa đệm gây ra.
Ngoài ra, nó còn giúp thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương đĩa đệm, nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. Tình trạng đau nhức sẽ được cải thiện, người bệnh làm việc và vận động linh hoạt hơn nhiều.
Tăng cường sức mạnh cơ bắp
Việc đạp xe khoa học, hợp lý sẽ giúp kéo giãn cơ, dây chằng và giải phóng áp lực ở các dây thần kinh, tủy sống khu vực bị đau nhức. Vì thế người bệnh sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn. Vừa giúp cải thiện tâm trạng, vừa tăng cường sức mạnh của các bó cơ vùng lưng. Từ đó có thể cải thiện sức khỏe tổng thể, làm chậm quá trình lão hóa, đẩy nhanh tốc độ phục hồi tổn thương và tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật.
Như vậy có thể thấy rằng, đạp xe là bộ môn thể thao nhẹ nhàng, vừa sức và rất phù hợp với người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm. Chỉ với khoảng 1 giờ đạp xe mỗi ngày sẽ đem lại rất nhiều lợi ích tốt về mặt thể chất và cả tinh thần của người bệnh. Do đó mọi người có thể yên tâm thực hiện bài tập khi có nhu cầu.

Lưu ý dành cho người bị thoát vị đĩa đệm khi đạp xe
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, khi đạp xe người bệnh cần lưu ý đến một số vấn đề sau:
- Lựa chọn địa hình bằng phẳng để đạp xe, không nên đạp xe ở các đoạn đường dốc, nhiều sỏi đá hoặc địa hình mấp mô, rằn sóc gây áp lực lớn đến đĩa đệm khiến triệu chứng bệnh thêm trầm trọng hơn
- Trong những buổi đầu tập luyện, người bệnh chỉ nên đi đoạn đường ngắn với khoảng 30 phút mỗi ngày. Đạp xe với cường độ vừa phải, không nên đi quá nhanh. Sau vài ngày, bạn có thể tăng dần quãng đường đi nhưng cũng chỉ nên đạp xe tối đa 1 giờ đồng hồ mỗi ngày
- Khi ngồi đạp xe cần duy trì tư thế thẳng lưng, ngồi ngay ngắn, kết hợp hít thở nhẹ nhàng, thở ra bằng miệng. Chú ý điều hòa nhịp thở để giữ sức bền cho cơ thể
- Không được ngồi cúi đầu, không ngồi lệch hông khi đạp xe
- Lựa chọn loại xe đạp phù hợp với thể trạng và tình trạng sức khỏe của mình. Độ cao của yên xe, tay tái thoải mái, dễ điều chỉnh và phù hợp với độ dài của sải tay
- Kiên trì tập luyện đều đặn hàng ngày, nên đạp xe vào buổi sáng sớm hoặc buổi chiều tối. Đạp xe ở các khu vực thoáng đãng, yên tĩnh, ít người qua lại để tránh gặp phải tai nạn hoặc sự va chạm gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
- Trong quá trình tập luyện nếu thấy triệu chứng bệnh diễn tiến xấu hơn, tình trạng đau nhức trầm trọng hơn thì cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn điều trị bệnh hiệu quả
- Kết hợp chế độ dinh dưỡng khoa học, tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin, chất xơ, khoáng chất, canxi,… cho cơ thể giúp đẩy nhanh tốc độ phục hồi sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn
- Người bệnh cần tránh xa bia rượu, chất kích thích, đồ uống độc hại và các thực phẩm không tốt cho sức khỏe như thức ăn chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp, thực phẩm nhiều dầu mỡ,….
Bài viết trên đây đã giải đáp đến bạn đọc thắc mắc “thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe không?” và những điều cần lưu ý khi tập luyện. Hy vọng đã chia sẻ đến người bệnh thêm nhiều thông tin hữu ích để chăm sóc sức khỏe tốt hơn.