Home » Đĩa đệm » Thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không? Có chạy bộ được không?

Thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không? Có chạy bộ được không?

Thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không là câu hỏi mà rất nhiều người bệnh bị mắc thoát vị đĩa đệm quan tâm trong quá trình tập luyện hàng ngày của mình. Vậy còn chần chừ gì mà không khám phá bài viết sau đây để cùng chúng tôi đi giải đáp cho câu hỏi trên với những thông tin vô cùng hấp dẫn.

Thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không?

Để điều trị dứt điểm tình trạng thoát vị đĩa đệm, bên cạnh việc sử dụng thuốc theo phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh cần  kết hợp vận động với các bài tập phù hợp với cơ địa và tình trạng bệnh. Vậy, thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không?

Đối với các bệnh nhân bị mắc chứng thoát vị đĩa đệm, các bài tập thể dục vận động rất tốt trong việc tăng cường sức bền cho cơ bắp, trong số đó đi bộ chính là bài tập được rất nhiều bác sĩ khuyên lựa chọn. Lý giải điều này chính là bởi vì đi bộ là hoạt động khá nhẹ nhàng, dễ dàng và đơn giản, thuận tiện với mọi đối tượng người bệnh và trong mọi điều kiện khác nhau.

Thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không

Hướng dẫn đi bộ đúng cách cho người thoát vị đĩa đệm

Đi bộ đều đặn hàng ngày sẽ giúp giảm các cơn đau tái phát, hỗ trợ cột sống và tăng cường khối cơ bắp cho cơ thể, giúp cho khí huyết và tuần hoàn máu được điều hòa. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tối đa, người bệnh thoát vị đĩa đệm cần lưu ý một số vấn đề như sau:

Không được để ảnh hưởng đến vùng thắt lưng và hai bên đùi

Việc đi bộ với cường độ không hợp lý sẽ gây nên sức ép đến các vùng thắt lưng và hai bên đùi, gây nên những cơn đau tái phát nhiều lần. Để ngăn chặn tình huống này, các bạn cần đi bộ với cường độ thấp, từ đi nhẹ nhàng ở những quãng đường ngắn, kết hợp cùng các động tác điều hòa, phối hợp tay. Điều này sẽ giúp cơ thể của bạn làm quen với hoạt động di chuyển, giúp điều hòa các tế bào xương khớp và hạ nhiệt cho cơ thể, tránh gây nên những triệu chứng không mong muốn.

Thả lỏng cơ thể

Khi đi bô, người bệnh bị thoát bị đĩa đệm cần thả lỏng cơ thể một cách tuyệt đối, cố gắng giữ vững tư thế đi bộ khi phần đầu hướng lên trên, hai vai thả lỏng và cánh tay vung tự nhiên. Đặc biệt, bạn chỉ nên bước với những quãng ngắn, tránh đi nhanh và bước quãng dài vì sẽ khiến khu vực đốt sống và bắp chân bị tác động.

Ngoài ra, cũng cần lưu ý khi bàn chân tiếp đất phải tiếp từ gót chân, gan bàn chân rồi đến mũi chân. Khoảng cách giữa hai bước chân cần thật sự thoải mái, phù hợp với cơ địa, sức khỏe của bản thân.

Giữ nhịp thở đều đặn

Trong quá trình đi bộ, bạn cần để hơi thở ở mức đều đặn, tránh đi quá nhanh gây nên việc bị thở gấp, hơi thở không đều, mất kiểm soát. Các bạn có thể khám phá thêm nhiều cung đường khác nhau và rủ người thân, bạn bè đi cùng để tạo hứng khởi trong quá trình đi bộ.

Hướng dẫn đi bộ đúng cách cho người thoát vị đĩa đệm

Thời gian đi bộ hợp lý

Người bệnh mắc thoát vị đĩa đệm nên đi bộ hàng ngày từ 30 – 45 phút vào mỗi buổi sáng hoặc buổi chiều tối. Một lưu ý nhỏ để bạn không bị mất sức đó chính là khi đi bộ, bạn nên hít vào bằng mũi và thở ra bằng đường miệng, điều này không chỉ giúp bạn kiểm soát được hơi thở mà còn gia tăng sức bền cho cơ thể.

Bên cạnh việc đi bộ, người bệnh mắc thoát vị đĩa đệm cần kết hợp thêm các bài tập nhẹ nhàng như yoga hoặc các bộ môn thể thao như bơi lội từ 20 – 30 phút mỗi ngày để giúp cải thiện hiệu quả các chức năng vận động cho cơ thể. Ngoài ra, các bạn cũng cần tuân thủ liệu trình điều trị của các bác sĩ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý, lành mạnh.

Thoát vị đĩa đệm có chạy bộ được không?

Để trả lời cho câu hỏi: Thoát vị đĩa đệm có chạy bộ được không?, theo ý kiến của các bác sĩ và chuyên gia thì là không. Đối với những bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm, phần đĩa đệm đã bị suy yếu và bị chèn ép vào các tuyến rễ thần kinh hoặc ống ống, có thể gây nên sự đứt rách và biến chứng phức tạp. Nếu người bệnh bị thoát vị đĩa đệm chạy bộ sẽ gây nên sức ép rất lớn tới các bó cơ chân, thắt lưng, khiến đĩa đệm bị ảnh hưởng.

Việc chạy bộ sẽ khiến các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm ngày càng trở nên phức tạp, dễ gây nên các biến chứng không mong muốn. Ở một số trường hợp bệnh nhân cá biệt, việc vận động và di chuyển sẽ trở nên vô cùng khó khăn, thậm chí có thể gây tê liệt nửa người.

Thoát vị đĩa đệm có chạy bộ được không

Chính vì thế, người bệnh thoát vị đĩa đệm cần rất lưu ý trong việc chạy bộ, ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ về các bài tập có thể kết hợp để cải thiện chức năng của hệ thống xương khớp và ngăn ngừa các ảnh hưởng của bệnh lý đến sức khỏe.

Bên cạnh việc chạy bộ, người bệnh mắc chứng thoát vị đĩa đệm cũng không nên tập các bài tập cần đến sức chịu đựng của cột sống vì có thể khiến các cơn đau xảy ra trầm trọng hơn, ví dụ như các động tác nâng tạ hoặc đẩy tạ.

Hy vọng rằng với những thông tin trên đã giúp các bạn giải đáp được cho câu hỏi “Thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không?. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết trong chuyên mục sức khỏe.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *