Vết tiêm phòng bị sưng cứng là một phản ứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Vậy phản ứng này có nguy hiểm không và cha mẹ nên làm gì tốt nhất cho trẻ? Bài viết sau sẽ giúp cha mẹ có những câu trả lời chi tiết nhất!
Vết tiêm phòng của trẻ bị sưng cứng có nguy hiểm không?
Vắc xin giúp cơ thể người chủ động hơn trong việc phòng ngừa, ngăn chặn nhiều căn bệnh có tính truyền nhiễm và nguy hiểm. Khi vắc xin được các y bác sĩ tiêm vào trong cơ thể, chúng sẽ kích thích con người sản sinh ra chất miễn dịch để chống lại mầm bệnh. Đối với trẻ nhỏ, việc tiêm vắc xin phòng bệnh là cực kỳ quan trọng do hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn chỉnh nên dễ bị tấn công bởi virus, vi khuẩn.

Trong một số trường hợp, cơ thể trẻ có phản ứng lại sau khi tiêm như: Sốt, quấy khóc, ửng đỏ ở vị trí tiêm, sưng cứng… Trong đó, sưng cứng ở vết tiêm phòng có thể là phản ứng thông thường hoặc báo hiệu tình trạng bất thường ở cơ thể trẻ. Vì vậy cha mẹ nên tìm hiểu kỹ để có phương pháp xử lý kịp thời.
Vết tiêm phòng bị sưng cứng ở trẻ xử lý thế nào?
Khi phát hiện vết tiêm phòng bị sưng cứng ở trẻ, cha mẹ nên xử lý bằng một số cách sau:
Dùng khăn chườm mát
Để chỗ sưng cứng của trẻ dịu xuống, cha mẹ nên dùng khăn mát để chườm (khăn ngâm trong nước đá). Cha mẹ thực hiện bằng cách sử dụng khăn sạch cho vào chậu có nước đá, vắt sạch nước và chườm lên vết tiêm phòng bị sưng cứng của trẻ.
Chườm ấm
Chườm ấm cũng là cách hữu hiệu giúp giảm sưng cứng ở vết tiêm. Cách này giúp vết sưng tấy của trẻ biến mất nhanh. Cha mẹ thực hiện bằng cách dùng khăn mềm sạch cho vào chậu nước ấm, vắt sạch nước và chườm lên vết tiêm của trẻ.
Theo dõi nhiệt độ cơ thể trẻ
Sau khi tiêm, cơ thể trẻ thường dễ thay đổi nhiệt độ thậm chí sốt cao. Vì vậy, cha mẹ nên cặp nhiệt độ, mặc quần áo thoáng mát và dùng thuốc hạ sốt theo đơn kê của bác sĩ. Các loại thuốc hạ sốt cần dùng theo cân nặng để đảm bảo an toàn cho trẻ.
Hạn chế đụng chạm vào vết tiêm
Cha mẹ nên hạn chế đụng chạm vào vết tiêm. Thay vào đó, nên bế bé ở tư thế tránh xa vị trí tiêm, không sờ nắn hay thoa dầu vào vết sưng cứng của trẻ. Cha mẹ không tự ý đắp bất cứ thứ gì vào vị trí tiêm của trẻ như: Khoai tây, chanh, lá cây… Bởi việc này có thể khiến vết tiêm bị nhiễm trùng và lâu lành.
Chăm sóc cho trẻ
Sau khi tiêm, mẹ cần cho trẻ bú sữa đều đặn, ăn uống bình thường và uống nước nhiều hơn. Đối với trẻ ăn dặm, cha mẹ nên cho trẻ ăn thêm nhiều rau và nước trái cây để tăng cường sức đề kháng và giảm vết sưng cứng.
Các phản ứng của cơ thể trẻ khi tiêm phòng
Sau khi trẻ được tiêm các loại vắc xin phòng ngừa bệnh, vắc xin có thể gây ra một số phản ứng phụ như:

Sốt
Sốt là phản ứng phổ biến nhất mà trẻ nhỏ thường gặp sau khi tiêm phòng. Cha mẹ không cần quá lo lắng, bởi sốt chỉ là cách cơ thể trẻ phản ứng lại với thuốc và có thể tự khỏi sau khoảng 1-2 ngày. Cha mẹ nên đưa trẻ đến thăm khám tại các cơ sở y tế khi hiện tượng sốt kéo dài trên 5 ngày.
Chỗ tiêm ngừa của trẻ bị sưng cứng
Vết tiêm ngừa bị sưng cứng ở trẻ nhỏ là hiện tượng thường gặp phổ biến. Hiện tượng này xảy ra do cơ địa của trẻ phản ứng với vắc xin tiêm phòng. Vết sưng cứng ở trẻ có thể kéo dài vài ngày và tự khỏi. Cha mẹ nên chú ý thực hiện các biện pháp chăm sóc như đã đề cập ở phần trên.
Dị ứng
Ngoài nguy cơ sốt và sưng cứng ở vết tiêm, trẻ còn có thể bị dị ứng hoặc nổi mề đay toàn thân. Các nốt dị ứng ở trẻ có thể tự khỏi trong vòng một tuần. Trường hợp trẻ bị dị ứng nặng, cha mẹ cần sử dụng các loại thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
Một số phản ứng sau tiêm khác
Ngoài các phản ứng thường gặp trên, trẻ có thể sẽ đối mặt với một số phản ứng nguy hiểm như: viêm hạch, tai biến thần kinh, viêm não,… Những phản ứng này khá hiếm gặp và được xếp vào danh mục nguy hiểm tới tính mạng của trẻ. Vì vậy, nếu có những phản ứng trên, cha mẹ cần đưa con đến cơ sở y tế ngay để chữa trị kịp thời nhé.
Sau bao lâu hết chai cứng vết chích ngừa
Cách vết chích ngừa bị chai cứng ở trẻ thường tự khỏi trong vòng 3-5 ngày hoặc có thể kéo dài 1 đến 3 tuần. Cha mẹ cần theo dõi các phản ứng sau tiêm để điều trị hoặc sử dụng thuốc giảm đau cho trẻ theo chỉ định của bác sĩ.
Nếu sau khi tiêm, phản ứng sưng cứng ở trẻ kèm theo sốt cao, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám tại các cơ sở chuyên khoa để được theo dõi và điều trị bệnh kịp thời.
Vết tiêm phòng bị sưng cứng khi nào cần đi khám
Nếu trẻ có các phản ứng sau, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay tại các cơ sở y tế:
- Vết tiêm phòng sưng ngày càng to trên 2cm, đỏ, đau và kéo dài hơn 1 tuần không thuyên giảm.
- Trẻ sốt cao trên 38.5 độ C, quấy khóc và mệt mỏi kéo dài
- Trẻ sốt kéo dài trên 3 ngày
- Da trẻ có dấu hiệu tím tái
- Hôn mê và co giật thường xuyên
- Bú kém, nôn trớ, bỏ bú, chán ăn
- Phát ban đỏ lan rộng
- Khó thở, tím môi, chân tay lạnh, thở nhanh, thở gấp
Trên đây là những cách giúp cha mẹ chăm sóc vết tiêm phòng bị sưng cứng ở trẻ. Có thể nói sưng cứng chỉ là phản ứng bình thường ở trẻ sau tiêm nên ba mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần chú ý chăm sóc kỹ lưỡng vết tiêm của trẻ để tránh nhiễm trùng và theo dõi các phản ứng khác để xử lý kịp thời.