Viêm phế quản có sốt không? Đây là thắc mắc được rất nhiều người bệnh quan tâm, bởi những cơn sốt gây khó chịu, mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh hoạt của người bệnh. Cùng tìm hiểu viêm phế quản có sốt không, hay sốt trong bao lâu, khi bị sốt do viêm phế quản thì cần phải làm gì? Những thắc mắc này sẽ được chuyên gia hô hấp hàng đầu của chúng tôi giải đáp ngay trong bài viết này, cùng tìm hiểu nhé!
Viêm phế quản có sốt không?
Trước khi tìm hiểu bệnh viêm phế quản có gây sốt không thì cần hiểu được sốt là gì. Sốt là tình trạng cơ thể bị tăng thân nhiệt nhằm chống lại các tác nhân ngoại sinh như virus, vi khuẩn gây bệnh và tác nhân nội sinh như các protein hình thành do tổn thương tế bào, mô ở bên trong cơ thể.
Những tác nhân gây sốt ngoại sinh hoạt động ngay sau khi xâm nhập được vào cơ thể con người, tác động vào bạch cầu trung tính, đại thực bào, kích thích 2 tế bài này tiết ra chất gây sốt nội sinh. Các chất này theo máu lên não, tác động trực tiếp vào trung tâm điều nhiệt gây rối loạn trung tâm làm cơ thể bị tăng thân nhiệt.
Như vậy có thể thấy, sốt là phản ứng tự nhiên của cơ thể con người nhằm chống lại các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể. Do đó, viêm phế quản có sốt không câu trả lời là có, nếu nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn, virus gây ra.
Viêm phế quản sốt bao nhiêu độ?
Viêm phế quản gây sốt nhưng tùy thuộc vào hệ miễn dịch, mức độ nhiễm trùng mà có người số cao, có người sốt nhẹ. Sốt nhẹ 38 độ C, sốt cao khoảng 38,5 – 39 độ C. Các cơn sốt có thể giảm nhanh nhưng cũng có thể kéo dài nhiều ngày. Đa phần, khi tác nhân gây bệnh là virus thì sẽ sốt nhẹ hơn so với tác nhân là vi khuẩn.
Mặc dù viêm phế quản gây sốt nhưng không phải giai đoạn nào người bệnh cũng gặp phải triệu chứng này. Cụ thể:
- Ở giai đoạn ủ bệnh (1 – 3 ngày khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh), người bệnh chỉ có các biểu hiện sổ mũi, ho húng hắng..
- Giai đoạn bệnh tiến triển nặng, người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, ho có đờm và bắt đầu có thể bị sốt nhẹ 38 độ C, thậm chí có người bệnh sốt cao lên đến 40 độ C.
Khi bị bệnh, đa số các trường hợp người bệnh bị sốt, một số trường hợp không sốt có thể do bệnh ở giai đoạn đầu hoặc do bị cảm lạnh, cảm cúm thông thường nên không sốt.
Viêm phế quản sốt mấy ngày?
Viêm phế quản nhẹ, ở giai đoạn cấp tính có thể tự khỏi sau 7 – 10 ngày và sốt do căn bệnh này gây ra sẽ xảy ra trong 2 – 3 ngày sau khi bệnh khởi phát. Trường hợp, bệnh nặng, điều trị muộn hoặc biện pháp điều trị không đúng thì những cơn sốt viêm phế quản trở nên nghiêm trọng hơn, kéo dài hơn. Do đó, cách tốt nhất khi có triệu chứng, người bệnh nên đến bệnh viện thăm khám để có kết quả chẩn đoán chính xác và biện pháp điều trị phù hợp, tránh bệnh tiến triển nặng, điều trị khó khăn hơn và những cơn sốt cũng kéo dài hơn.
Cách hạ sốt do viêm phế quản
Sốt viêm phế quản có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Nhưng nếu sốt do viêm phế quản được xử lý sớm, đúng cách thì hoàn toàn có thể ngăn chặn được những biến chứng nguy hiểm xảy ra. Dưới đây là một số cách hạ sốt do viêm phế quản tại nhà an toàn và hiệu quả:
Sốt dưới 38.5 độ C
Khi bị sốt nhẹ dưới 38,5 độ C, người bệnh chưa cần phải uống thuốc hạ sốt mà chỉ cần:
Nghỉ ngơi hợp lý, an uống điều độ, khoa học sẽ giúp chống lại được virus, vi khuẩn gây bệnh
Chườm ấm hoặc sử dụng miếng dán hạ sốt ở vùng trán, bàn ray, lòng bàn tay, lòng bàn chân, bẹn, cánh tay… Chú ý, không dùng nước lạnh để chườm bởi có thể làm cho mạch máu, lỗ chân long co lại, nhiệt độ không thoát được ra ngoài, khiến cho tình trạng sốt nặng hơn.
Sốt trên 38.5 độ C
Trường hợp viêm phế quản có triệu chứng sốt cao trên 38,5 độ C, người bệnh cần được cho uống thuốc hạ sốt để hạ nhiệt độ của cơ thể xuống mức bình thường. Loại thuốc hạ sốt thường được sử dụng là paracetamol. Tuy nhiên, liều lượng sử dụng thuốc như nào cần phải uống theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ.
Khi dùng paracetamol nhưng người bệnh không hạ sốt hoặc sốt lặp lại dưới 4 tiếng/lần thì cần phối hợp với thuốc Ibuprofen để hạ sốt.
Ngoài uống thuốc, chườm ấm, mặc đồ thoáng mát… cũng cần kết hợp để hạ sốt nhanh chóng. Đồng thời, người bệnh cũng có thể cần uống oresol để bù đắp lượng nước, điện giải mà cơ thể bị mất đi do sốt.
Khi nào sốt viêm phế quản cần đến gặp bác sĩ?
Người bệnh bị sốt viêm phế quản cần đến gặp bác sĩ khi có các triệu chứng sau:
- Sốt cao trên 39 độ C trong 2 ngày liên tiếp
- Không hạ sốt khi đã dùng ibuprofen, paracetamol
- Sốt kèm theo bị co giật, mê sảng
Qua trên, chắc hẳn bạn đọc đã có câu trả lời viêm phế quản có sốt không, sốt bao nhiêu độ hay sốt kéo dài bao nhiêu ngày, Đồng thời cũng biết cách hạ sốt, chăm sóc người bệnh tại nhà như thế nào để quá trình điều trị bệnh nhanh khỏi hơn. Chúc bạn sức khỏe!